13: Lọc máu

Ý nghĩa và Chỉ định

Lọc máu là quá trình loại bỏ một cách nhân tạo các chất thải và lượng nước dư thừa bị tích lũy khi bị suy thận ra khỏi cơ thể. Đây là một kỹ thuật giúp duy trì cuộc sống cho những bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối (BTGĐC) hoặc tổn thương thận cấp.

Lọc máu giúp bệnh nhân suy thận nặng như thế nào?

Lọc máu giúp cơ thể thực hiện một số chức năng của thận suy như sau:

  • Lọc sạch máu bằng cách loại bỏ các chất thải như creatinine, urê v.v…ra khỏi cơ thể.
  • Loại bỏ lượng dịch thừa và duy trì vừa đủ nước cần thiết cho cơ thể.
  • Điều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan.

Tuy nhiên, lọc máu không thể thay thế toàn bộ chức năng thận bình thường, ví dụ như sản xuất hormon erythropoietin để duy trì nồng độ hemoglobin máu.

Khi nào cần lọc máu?

Khi chức năng thận giảm 85-90% so với bình thường (BTGĐC), các chất thải và dịch sẽ tích lũy lại trong cơ thể. Sự tích lũy các chất độc như creatinine và các chất thải chứa nitơ khác gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, mệt, phù và khó thở. Những triệu chứng này được gọi chung bằng Hội chứng tăng urê máu. Tại thời điểm này, điều trị nội khoa không đáp ứng đủ và bệnh nhân cần được lọc máu.

Lọc máu là phương pháp điều trị tức thời và hiệu quả ở những bệnh nhân suy thận nặng có triệu chứng.

Các hình thức lọc máu

Lọc máu có thể chữa khỏi bệnh thận mạn không?

Không. Bệnh thận mạn là quá trình không thể hồi phục và một khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 5 (BTGĐC), bệnh nhân sẽ cần được lọc máu suốt phần đời còn lại trừ khi được ghép thận thành công. Mặt khác, bệnh nhân bị tổn thương thận cấp có thể cần được lọc máu hỗ trợ trong một thời gian ngắn cho đến khi chức năng thận hồi phục.

Có các hình thức lọc máu nào ?

Có hai hình thức lọc máu chính: chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Thận nhân tạo: Với chạy thận nhân tạo (TNT), các chất thải và lượng dịch thừa được đào thải ra ngoài cơ thể bằng cách đưa máu đi qua một phin lọc đặc biệt hay một quả thận nhân tạo gọi là quả lọc, với sự hỗ trợ của hệ thống máy lọc. Lọc màng bụng: Với lọc màng bụng (LMB), một ống mềm được đặt qua da vào trong ổ bụng, dịch lọc được đưa qua ống này vào ổ bụng để lấy bỏ các chất thải và dịch thừa ra khỏi cơ thể. Lọc màng bụng được thực hiện ở nhà, thường không cần máy hỗ trợ.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp lọc máu ở bệnh nhân BTGĐC?

Thận nhân tạo và lọc màng bụng đều là các phương pháp hiệu quả cho bệnh nhân BTGĐC. Không có cách lọc máu nào là tối ưu hơn cho mọi bệnh nhân. Sau khi cân nhắc ưu và nhược điểm của từng phương pháp lọc, bệnh nhân, gia đình và bác sĩ chuyên khoa thận sẽ quyết định chọn TNT hay LMB. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định này là chi phí điều trị, tuổi bệnh nhân, các bệnh lý đi kèm, khoảng cách đến trung tâm thận nhân tạo, trình độ học vấn, thiên hướng của bác sĩ, nguyện vọng và lối sống của bệnh nhân. Do chi phí điều trị thấp và khả năng tiếp cận dễ, TNT được rất nhiều bệnh nhân ưa chọn.

Lọc máu không thể chữa khỏi suy thận, nhưng giúp bệnh nhân sống khá thoải mái mặc dù bị suy thận.

Chạy thận nhân tạo

Những bệnh nhân lọc máu có cần ăn chế độ hạn chế không?

Có. Những khuyến cáo về chế độ ăn cho bệnh nhân lọc máu thường là hạn chế muối natri, kali, phospho và lượng dịch vào. Bệnh nhân lọc máu cần tuân thủ các khuyến cáo trên, nhưng sau khi bắt đầu lọc máu bệnh nhân có thể ăn kiêng ít chặt chẽ hơn. Hầu hết các bệnh nhân chạy thận được khuyên nên ăn protein nhiều hơn mức trước khi lọc máu, ăn đủ lượng calo, vitamin tan trong nước và muối khoáng. Bệnh nhân cũng nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn đầy đủ.

“Cân khô” là gì?

Ở bệnh nhân lọc máu, “cân khô” là cân nặng của bệnh nhân sau khi toàn bộ lượng dịch thừa đã được lấy ra khỏi cơ thể qua quá trình lọc máu. “Cân khô” có thể cần được điều chỉnh theo thời gian vì cân nặng thực tế của bệnh nhân có thể thay đổi. Đây cũng là cân nặng ở một người không bị phù, không có xung huyết phổi và tình trạng huyết động học không bị ảnh hưởng (huyết áp không thấp và bệnh nhân không có triệu chứng).

Chạy thận nhân tạo

Trong quá trình chạy TNT, máu được lọc sạch nhờ máy lọc máu và quả lọc .

Chạy thận nhân tạo được tiến hành như thế nào?

Về cơ bản, TNT được thực hiện tại bệnh viện hoặc các trung tâm TNT riêng biệt, do các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên lọc máu quản lý.

  • Máy TNT bơm máu từ cơ thể đến quả lọc qua các ống dẫn máu. Để tránh đông máu trong hệ thống này, heparin được bơm vào liên tục hoặc phải xả hệ thống bằng nước muối thường xuyên.
Ngay cả sau khi đã bắt đầu lọc máu, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục duy trì chế độ ăn kiêng.

Urine Formation
  • Máy TNT bơm máu từ cơ thể đến quả lọc qua các ống dẫn máu. Để tránh đông máu trong hệ thống này, heparin được bơm vào liên tục hoặc phải xả hệ thống bằng nước muối thường xuyên.
  • Quả lọc (quả thận nhân tạo) là một phin lọc đặc biệt cho máu chảy qua, giúp loại bỏ dịch dư và các chất thải. Quả lọc làm sạch máu nhờ sự hỗ trợ của dịch lọc, dịch này máy lọc máu chuẩn bị.
  • Một khi máu đã được lọc sạch, máy lọc máu bơm trả máu về cơ thể.
  • Chạy thận nhân tạo thường được tiến hành ba lần một tuần và mỗi lần kéo dài tối thiểu bốn giờ.

Trong quá trình chạy thaanh nhân tạo, máu được lấy ra để làm sạch và quay trở về cơ thể như thế nào?

Ba kiểu đường vào mạch máu để chạy TNT phổ biến nhất là catheter tĩnh mạch trung tâm, thông động tĩnh mạch tự thân và cầu nối bằng đoạn mạch tổng hợp.

1. Catheter tĩnh mạch trung tâm
  • Cách vào mạch máu này là lý tưởng cho việc sử dụng ngắn hạn cho đến khi có thể sử dụng được thông động tĩnh mạch (ĐTM) hoặc cầu nối ĐTM.
  • Một catheter được đặt vào một tĩnh mạch lớn ở cổ, ngực hoặc vùng bẹn (tương ứng tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch đùi). Qua catheter có thể đạt được lưu lượng máu hơn 300ml/phút để lọc máu.
  • Catheter là ống lòng rỗng, mềm, có hai nòng. Máu đi ra khỏi cơ thể qua một nòng, vào hệ thống lọc máu rồi được trả lại cơ thể qua nòng còn lại.
  • Catheter tĩnh mạch là đường vào mạch máu tức thì nhưng chỉ là tạm thời để chạy TNT, đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu.
  • Hai kiểu catheter tĩnh mạch hiện có gồm: loại có đường hầm (có thể dùng trong nhiều tháng) và loại không có đường hầm (có thể dùng trong vài tuần).

2. Thông động tĩnh mạch

  • Thông ĐTM là đường vào mạch máu phổ biến nhất và tốt nhất để chạy TNT dài hạn vì có tuổi thọ dài hơn, ít bị tắc và ít bị nhiễm trùng hơn.
  • Thông ĐTM thường được tạo ở cổ tay bằng phẫu thuật mở thông và nối động mạch quay với tĩnh mạch đầu.
  • Vì dòng máu và áp lực trong động mạch cao hơn trong tĩnh mạch, máu sẽ chảy từ động mạch sang tĩnh mạch. Sau vài tuần hoặc vài tháng, tĩnh mạch giãn ra và thành mạch dày lên. Quá trình trưởng thành của thông ĐTM cần thời gian, do đó, không thể sử dụng thông ĐTM để chạy TNT ngay sau khi vừa được tạo thành.

Urine Formation
  • Vì dòng máu và áp lực trong động mạch cao hơn trong tĩnh mạch, máu sẽ chảy từ động mạch sang tĩnh mạch. Sau vài tuần hoặc vài tháng, tĩnh mạch giãn ra và thành mạch dày lên. Quá trình trưởng thành của thông ĐTM cần thời gian, do đó, không thể sử dụng thông ĐTM để chạy TNT ngay sau khi vừa được tạo thành.
  • Để chạy TNT, người ta chọc hai kim nòng lớn vào mạch máu, một kim đưa máu đến quả lọc và kim còn lại trả máu đã được lọc sạch về cơ thể.
  • Thông ĐTM có thể tồn tại nhiều năm nếu được bảo tồn tốt. Mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày vẫn có thể thực hiện được dễ dàng với tay có thông ĐTM.
  • Vì sao thông ĐTM cần được chăm sóc đặc biệt?
  • Sự sống của bệnh nhân bị BTGĐC phụ thuộc vào việc chạy TNT thường xuyên và đầy đủ. Thông ĐTM là đường vào mạch máu dài hạn thiết yếu cho việc chạy TNT mạn tính và còn được gọi là đường sống của bệnh nhân đang phải chạy TNT chu kỳ. Chăm sóc đặc biệt thông ĐTM giúp đảm bảo việc cấp máu đầy đủ để chạy TNT trong một thời gian dài.
  • Một lượng máu lớn với áp lực cao chảy trong các tĩnh mạch của thông ĐTM. Vô ý gây chấn thương các tĩnh mạch này gây chảy máu ồ ạt, và mất đột ngột một lượng lớn máu có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy bắt buộc phải bảo vệ cẩn thận các tĩnh mạch của thông ĐTM.

Chăm sóc thông ĐTM

Chăm sóc thường xuyên đúng cách và bảo vệ thông ĐTM giúp cung cấp đầy đủ máu để chạy TNT trong nhiều năm. Để giữ cho thông ĐTM an toàn và hoạt động được lâu dài hơn cần lưu ý các điểm sau:

1. Phòng ngừa nhiễm trùng

Luôn luôn giữ sạch vùng có hệ thống mạch máu của thông ĐTM bằng cách rửa cánh tay có thông ĐTM hàng ngày và trước mỗi lần chạy TNT. Một điều quan trọng nữa là phải tuân thủ quy trình vô khuẩn khi đặt đường vào và trong suốt quá trình lọc máu.

Thông ĐTM là “đường sống” của bệnh nhân bệnh thận mạn, không thể chạy TNT dài hạn được nếu không có thông ĐTM.

2. Bảo vệ thông ĐTM

  • Chỉ sử dụng cho lọc máu. Không cho phép bất cứ ai tiêm truyền, lấy máu hay đo huyết áp với tay có thông ĐTM.
  • Tránh gây thương tổn thông ĐTM. Không đeo trang sức, mặc quần áo chật hoặc đeo đồng hồ ở tay có đường vào mạch. Vô ý làm thương tổn thông ĐTM có thể gây chảy máu ồ ạt, có thể đe dọa tính mạng.
  • Để cầm máu, dùng tay kia ép chặt vị trí chảy máu hoặc băng ép ngay lập tức. Sau đó hãy liên lạc ngay với bác sĩ của bạn. Việc tìm cách đến bệnh viện để tìm trợ giúp lúc đó là không khôn ngoan và rất nguy hiểm; phải tự mình cố gắng cầm máu ngay.
  • Không nâng vật nặng với tay có thông ĐTM và tránh ép lên đó. Phải thận trọng khi ngủ; không được gối lên cánh tay có thông ĐTM.

3. Đảm bảo thông ĐTM hoạt động tốt

Cần kiểm tra đều đặn dòng máu chảy qua thông ĐTM, mỗi ngày hãy sờ tay vào đó 3 lần để cảm nhận sự rung (trước ăn sáng, ăn trưa và ăn tối). Nếu không thấy rung, cần liên lạc ngay lập tức với bác sĩ hoặc nhân viên của trung tâm TNT. Có thể có một cục máu đông hình thành trong lòng mạch và nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để làm tan hoặc lấy cục máu đó ra bạn có thể cứu được thông ĐTM.

  • Huyết áp thấp có nguy cơ làm hỏng thông ĐTM, vì vậy cần phòng ngừa tụt HA.

4. Tập luyện đều đặn

Tập luyện đều đặn thông ĐTM có thể giúp mạch máu trưởng thành. Ngay cả sau khi đã bắt đầu lọc máu, tập luyện đều đặn tay có thông ĐTM giúp mạch máu khỏe hơn.

Để bảo đảm cung cấp đủ máu và chạy TNT hiệu quả dài hạn, điều quan trọng nhất là phải có chăm sóc đặc biệt cho thông ĐTM.

3. Cầu nối động tĩnh mạch

  • Cầu nối ĐTM là một dạng đường vào mạch máu khác để chạy TNT dài hạn, dùng cho những bệnh nhân không có tĩnh mạch thích hợp để mở thông ĐTM hay bị hỏng thông ĐTM.
  • Để tạo cầu nối ĐTM, người ta dùng một đoạn mạch tổng hợp nối một động mạch với một tĩnh mạch và vùi xuống dưới da. Khi chạy thận, kim được luồn vào trong đoạn mạch nhân tạo này.
  • So với thông ĐTM, cầu nối ĐTM có nguy cơ hình thành huyết khối, nhiễm trùng cao hơn, và thường có tuổi thọ ngắn hơn thông ĐTM.

Chức năng của máy TNT là gì?

  • Máy chuẩn bị dịch lọc và bơm vào quả lọc để làm sạch máu.
  • Máy điều chỉnh và theo dõi chặt chẽ nồng độ điện giải, nhiệt độ, thể tích và áp lực của dịch lọc, điều chỉnh các thông số này theo nhu cầu của bệnh nhân. Dịch lọc lấy bỏ các chất thải và lượng nước thừa ra khỏi cơ thể qua quả lọc.
  • Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, máy có rất nhiều thiết bị an toàn và cảnh báo ví dụ như để phát hiện rò máu qua quả lọc hoặc khí trong đường dẫn máu.
  • Các mô hình máy lọc máu vi tính hóa với rất nhiều thông số hiển thị trên màn hình và các chuông báo động cho phép thực hiện và theo dõi quá trình lọc máu một cách tiện lợi, chính xác và an toàn.
Máy lọc máu, với sự hỗ trợ của quả lọc, giúp lọc sạch máu và duy trì cân bằng nước, điện giải và kiềm toan.

Chạy thận nhân tạo - Màng lọc

Quả lọc có cấu trúc ra sao và quả lọc làm sạch máu như thế nào?

Cấu trúc của quả lọc

  • Trong khi chạy TNT, quả lọc là nơi diễn ra quá trình làm sạch máu.
  • Quả lọc là một ống bằng nhựa trong, cao khoảng 20 cm và rộng khoảng 5 cm có chứa hàng ngàn sợi rỗng do màng bán thấm tổng hợp tạo thành.
  • Các sợi rỗng này được liên kết với nhau ở đầu trên và đầu dưới của ống nhựa và tạo thành “khoang máu.” Máu chảy vào “khoang máu” trong các sợi rỗng qua cổng vào ở một đầu ống nhựa và đi ra ở đầu kia sau khi đã được lọc sạch.
  • Dịch lọc đi vào từ một đầu quả lọc, chảy xung quanh phía bên ngoài các sợi rỗng (“khoang dịch”) và đi ra ở đầu kia.
Lọc sạch máu trong quả lọc

Trong thận nhân tạo, máu đi ra khỏi cơ thể bệnh nhân qua đường vào mạch máu và chảy trong dây dẫn máu đến một đầu quả lọc, nơi máu được phân bố vào hàng ngàn sợi rỗng có cấu trúc như mao mạch. Dịch lọc đi vào qua một cổng khác và chảy xung quanh các sợi này trong “khoang dịch” của quả lọc.

Quy trình chạy thận nhân tạo

Urine Formation

“khoang máu” trong các sợi rỗng qua cổng vào ở một đầu ống nhựa và đi ra ở đầu kia sau khi đã được lọc sạch

  • Dịch lọc đi vào từ một đầu quả lọc, chảy xung quanh phía bên ngoài các sợi rỗng (“khoang dịch”) và đi ra ở đầu kia.

Dịch lọc đi vào từ một đầu quả lọc, chảy xung quanh phía bên ngoài các sợi rỗng (“khoang dịch”) và đi ra ở đầu kia.

Trong thận nhân tạo, máu đi ra khỏi cơ thể bệnh nhân qua đường vào mạch máu và chảy trong dây dẫn máu đến một đầu quả lọc, nơi máu được phân bố vào hàng ngàn sợi rỗng có cấu trúc như mao mạch. Dịch lọc đi vào qua một cổng khác và chảy xung quanh các sợi này trong “khoang dịch” của quả lọc.

  • Mỗi phút, khoảng 300 ml máu và 600 ml dịch lọc chảy liên tục ngược chiều nhau bên trong quả lọc. Màng bán thấm của các sợi rỗng ngăn cách dịch lọc và máu cho phép lấy các chất thải và dịch thừa từ khoang máu vào khoang dịch.
  • Máu đi ra khỏi quả lọc sau khi đã được lọc sạch phía đầu bên kia. Dịch lọc chứa các chất độc và dịch thừa được đào thải khỏi máu sẽ đi qua đầu kia của quả lọc, nơi máu đi vào trước đó.
  • Urine Formation
  • Trong thận nhân tạo, toàn bộ máu của cơ thể bệnh nhân tuần hoàn và đi qua quả lọc khoảng mười hai lần. Sau bốn giờ điều trị, nồng độ urea và creatinine trong máu giảm đáng kể, lượng dịch thừa bị đào thải và nồng độ điện giải được điều chỉnh về bình thường.

Dịch lọc là gì và có chức năng dịch lọc là gì trong thận nhân tạo?

  • Dịch lọc (dịch thẩm tách) là dung dịch đặc biệt được sử dụng trong chạy TNT để loại bỏ các chất thải và dịch thừa ra khỏi máu.
  • Thành phần của dịch lọc tiêu chuẩn tương tự như dịch ngoại bào bình thường, nhưng tùy theo nhu cầu của bệnh nhân mà thành phần dịch lọc có thể được điều chỉnh.

  • Dịch lọc được sản xuất ra bằng cách trộn khoảng 30 phần nước rất tinh khiết với 1 phần dịch lọc đậm đặc.
  • Dịch lọc đậm đặc là dung dịch đặc biệt bán sẵn trên thị trường, có chứa điện giải, muối khoáng và bicarbonate.
  • Nước sử dụng để sản xuất dịch lọc đã được làm tinh khiết, thông qua một hệ thống xử lý lần lượt với cát, than hoạt, chất làm mềm nước, màng thẩm thấu ngược, khử ion lọc qua tia cực tím. Sản phẩm của các quá trình này là nước hoàn toàn không còn bụi bẩn, tạp chất huyền phù, tạp chất hóa học, chất khoáng, vi khuẩn và nội độc tố.
  • Quy trình làm tinh khiết nước kỹ càng và theo dõi sát sao chất lượng nước tiếp đó là rất cần thiết để bảo vệ bệnh nhân khỏi các nguy cơ do nước bị nhiễm bẩn gây ra. Mỗi bệnh nhân tiếp xúc với khoảng 150 lít nước trong mỗi lần chạy thận nhân tạo.

Chạy thận nhân tạo được thực hiện ở đâu?

Chạy TNT thường được tiến hành trong bệnh viện hoặc trung tâm lọc máu, với các nhân viên đã được đào tạo và sự giám sát của bác sĩ. Với một số ít bệnh nhân ổn định, TNT có thể tiến hành tại nhà. Chạy TNT tại nhà đòi hỏi bệnh nhân và các thành viên trong gia đình họ được đào tạo đúng cách, có không gian đủ rộng và nguồn lực tài chính. Vậy chạy TNT có đau không? Trong lúc chạy TNT bệnh nhân làm gì?

Quá trình chạy TNT không gây đau. Bệnh nhân có thể có cảm giác hơi đau khi chọc kim vào tĩnh mạch, khi kết nối bệnh nhân với đường ống dẫn máu lúc bắt đầu chạy TNT. Bệnh nhân được điều trị ngoại trú và thông thường cần đến bệnh viện hoặc trung tâm lọc máu 3 lần một tuần và có thể về nhà sau ca lọc máu. Khi đang lọc máu, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi, ngủ, đọc sách, nghe nhạc hoặc xem tivi. Bệnh nhân cũng có thể ăn nhẹ hoặc uống một chút đồ nóng hay lạnh trong lúc đang lọc máu.

Những thay đổi thành phần dịch lọc giúp điều chỉnh rối loại điện giải trong quá trình chạy thận nhân tạo.

Chạy thận nhân tạo - Các ưu điểm và nhược điểm

Những vấn đề gì thường gặp trong khi đang lọc máu?

Các vấn đề thường gặp khi đang chạy TNT bao gồm tụt huyết áp, buồn nôn, nôn, chuột rút, mệt và đau đầu. Những tác dụng không mong muốn này có thể phòng ngừa được bằng cách đánh giá đúng tình trạng huyết động học và thể tích trước khi bắt đầu lọc máu. Cần theo dõi mức độ tăng cân giữa 2 lần chạy TNT, và theo dõi nồng độ điện giải và hemoglobin huyết thanh.

Ưu và nhược điểm của chạy thận nhân tạo là gì?

Ưu điểm của thận nhân tạo:

  • Vì chạy TNT được điều dưỡng và kĩ thuật viên có chuyên môn thực hiện, bệnh nhân giảm được gánh nặng phải tự chăm sóc bản thân. Một số bệnh nhân thấy chạy TNT thoải mái và ít áp lực hơn lọc màng bụng.
  • Chạy TNT nhanh và hiệu quả hơn lọc màng bụng với cùng một đơn vị thời gian.
  • Trung tâm TNT là một nơi cho bệnh nhân gặp gỡ và giao lưu với các bệnh nhân khác có cùng hoàn cảnh. Sự giao lưu này có thể giảm nhẹ áp lực và bệnh nhân cảm thấy vui hơn khi có những bệnh nhân như mình đồng hành.
  • Ca chạy TNT thường kéo dài khoảng 4 giờ, 3 lần một tuần. Giữa các lần chạy TNT bệnh nhân có thể tận hưởng “thời gian rảnh”.
  • Bệnh nhân tránh được nguy cơ viêm phúc mạc và nhiễm trùng đường ra catheter.
  • Ở một số nước, chạy TNT có chi phí rẻ hơn lọc màng bụng.
Các ưu điểm chính của chạy thận nhân tạo là an toàn, hiệu quả và thoải mái.

Những điều nên làm và những điều không nên làm

Nhược điểm của thận nhân tạo:
  • Bất tiện và mất thời gian khi thường xuyên phải đến trung tâm chạy TNT, đặc biệt khi trung tâm cách xa nơi cư trú.
  • Vì lịch chạy TNT là cố định, bệnh nhân phải sắp xếp các công việc khác tránh khung thời gian chạy thận.
  • Đâm và luồn kim thường xuyên khi chạy TNT có thể gây đau. Có một vài giải pháp như bôi thuốc tê tại chỗ để giảm đau cho một số trường hợp.
  • Chế độ ăn hạn chế nước, muối, kali và phospho vẫn cần phải được tuân thủ. Bệnh nhân cần ăn đúng theo các khuyến cáo này.
  • Có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu như Viêm gan B và C. Nên làm và Không nên làm cho bệnh nhân chạy TNT
  • Bệnh nhân bị BTGĐC đang chạy TNT chu kỳ cần được điều trị đều đặn, thường ba lần một tuần. Bỏ hoặc nhỡ ngày chạy thận là nguy hại cho sức khỏe.
  • Bệnh nhân chạy TNT phải tuân thủ chế độ ăn kiêng phù hợp. Cần phải hạn chế nước, muối, kali và phospho. Lượng protein ăn vào nên điều chỉnh theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh thận. Lý tưởng là giữ được số cân tăng giữa các lần chạy thận chỉ trong khoảng 2 đến 3 kg.
  • Suy dinh dưỡng rất phổ biến ở bệnh nhân chạy TNT và dẫn đến dự hậu xấu. Cần gửi khám chuyên gia dinh dưỡng và cần sự giám sát của bác sĩ điều trị để duy trì đủ năng lượng và protein đưa vào để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Nhược điểm chính của chạy thận nhân tạo là phải đến trung tâm lọc máu 3 lần một tuần.

Khi nào cần đến khám bác sĩ

  • Bệnh nhân chạy TNT chu kỳ có thể cần được bổ sung các vitamin tan trong nước như vitamin B và C. Nên hạn chế sử dụng các loại vitamin tổng hợp bán tự do vì có thể không chứa hoặc không chứa đủ lượng các vitamin cần thiết, thậm chí lại chứa các vitamin có thể gây hại cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn như vitamin A, E và K.
  • Canxi và vitamin D có thể được bổ sung, tùy thuộc vào nồng độ canxi, phospho và hormone tuyến cận giáp trong máu.
  • Thay đổi lối sống là bắt buộc. Các biện pháp thông thường bao gồm bỏ hút thuốc, duy trì cân nặng lý tưởng, tập luyện đều đặn và hạn chế uống rượu.
Khi nào một bệnh nhân đang lọc máu cần đến khám bác sĩ hoặc điều dưỡng lọc máu?

Bệnh nhân đang lọc máu cần đến khám bác sĩ hoặc điều dưỡng lọc máu ngay lập tức khi thấy:

  • Chảy máu tại vị trí thông ĐTM hoặc vị trí đặt catheter.
  • Mất cảm giác rung hay tiếng thổi ở thông ĐTM.
  • Tăng cân không rõ lý do, phù nhiều hoặc khó thở.
  • Đau ngực, nhịp tim rất chậm hoặc rất nhanh.
  • Xuất hiện cơn tăng huyết áp nặng hoặc huyết áp tụt.
  • Lẫn lộn, ngủ gà, mất ý thức hoặc co giật.
  • Sốt, rét run, nôn nhiều, nôn máu hoặc mệt nhiều.
Lọc màng bụng

Lọc màng bụng (LMB) là một phương thức lọc máu khác cho những bệnh nhân suy thận. Phương pháp này được chấp thuận rộng rãi và có hiệu quả. Đây là phương pháp lọc máu thực hiện tại nhà phổ biến nhất.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần phải hạn chế dịch và muối để kiểm soát mức độ tăng cân giữa hai lần lọc máu.

Lọc màng bụng và lọc màng bụng ngắt quãng

Lọc màng bụng là gì?
  • Màng bụng là một màng mỏng lót mặt trong ổ bụng.
  • Màng bụng là một màng bán thấm tự nhiên cho phép các chất thải và độc tố trong máu đi qua.
  • Lọc màng bụng là quá trình làm sạch máu thông qua màng bụng.
Có các hình thức lọc màng bụng nào?

Các hình thức lọc màng bụng:

1. Lọc màng bụng ngắt quãng

2. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú

3. Lọc màng bụng chu kì bằng máy

1. Lọc màng bụng ngắt quãng

Lọc màng bụng ngắt quãng là một lựa chọn có giá trị và hiệu quả để lọc máu ngắn hạn cho những bệnh nhân nằm viện bị suy thận cấp, cho trẻ em, trong tình huống cấp cứu hoặc là phương pháp điều trị BTGĐC khởi đầu. Để thực hiện LMB ngắt quãng, người ta luồn một catheter đặc biệt có nhiều lỗ vào trong ổ bụng bệnh nhân, qua đó dịch lọc được đưa vào trong ổ bụng hay khoang phúc mạc. Dịch lọc hấp phụ các chất thải và dịch thừa từ máu bệnh nhân. Sau một khoảng thời gian, dịch lọc này được xả ra ngoài và quá trình này được lặp lại vài lần mỗi ngày.

  • Lọc màng bụng ngắt quãng được tiến hành trong vòng 24-36 giờ và có khoảng 30 đến 40 lít dịch lọc được sử dụng trong quá trình điều trị.
  • Các đợt LMB ngắt quãng được lặp lại sau khoảng nghỉ ngắn 1-3 ngày, tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân
LMB liên tục ngoại trú là hình thức lọc máu mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà với dung dịch đặc biệt.

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú - Quy trình

2. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú Lọc màng bụng liên tục ngoại trú là gì?

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú nghĩa là:

Liên tục: Không bị gián đoạn (thực hiện không ngừng suốt 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần).

Ngoại trú: Bệnh nhân có thể đi lại tự do và thực hiện các hoạt động thường ngày.

Màng bụng: Màng bụng hoạt động như một phin lọc.

Lọc máu: Phương pháp làm sạch máu.

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú là hình thức lọc máu mà người ta có thể thực hiện ở nhà mà không cần sử dụng máy móc. Vì mang lại sự thuận tiện và độc lập, đây là một phương thức lọc máu phổ biến ở nhiều nước.

Quy trình lọc màng bụng liên tục ngoại trú:

Catheter LMB liên tục ngoại trú: Đường vào dài hạn để LMB là một ống cao su silicon mềm, mỏng với nhiều lỗ bên (catheter LMB). Ống được đặt vào ổ bụng bệnh nhân nhờ phẫu thuật, với vị trí vào ở vùng da dưới rốn khoảng hơn 2,5cm hoặc cạnh rốn. Catheter LMB được đặt trước khi tiến hành LMB khoảng 10 đến 14 ngày. Catheter LMB là “đường sống” của các bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú, giống như thông ĐTM ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ.

Kỹ thuật lọc màng bụng liên tục ngoại trú:

Trong LMB liên tục ngoại trú, người ta đưa dịch lọc vào trong ổ bụng và ngâm trong một khoảng thời gian, sau đó dịch được xả ra ngoài. Quá trình vào dịch, ngâm dịch rồi xả dịch ra được gọi là một lần thay dịch.

LMB liên tục ngoại trú phải được thực hiện cẩn thận hàng ngày vào thời điểm cố định không được nghỉ ngày nào.

Vào dịch: Dịch lọc màng bụng từ túi dịch lọc vô khuẩn được truyền vào ổ bụng theo trọng lực, qua các ống nối vô khuẩn với catheter LMB. Thông thường, khoảng 2 lít dịch lọc được đưa vào. Túi đựng dịch LMB rỗng được cuộn vào và cất dưới áo cho tới lần thay dịch tiếp theo.

Ngâm dịch: Khoảng thời gian dịch LMB lưu lại trong ổ bụng được gọi là thời gian ngâm dịch. Khoảng thời gian này là 4 đến 6 giờ cho mỗi lần thay dịch vào ban ngày và 6 đến 8 giờ vào ban đêm. Quá trình làm sạch máu xảy ra trong thời gian ngâm dịch. Màng bụng hoạt động như một phin lọc cho phép các chất thải, chất độc và dịch thừa đi từ máu vào trong dịch LMB. Bệnh nhân có thể đi lại tự do trong thời gian này.

Lọc màng bụng tự động

Urine Formation

Xả dịch : Khi hết thời gian ngâm dịch, dịch LMB được xả vào túi rỗng (đã được cuộn lại và cất dưới áo của bệnh nhân trước đó). Túi chứa dịch xả được cân lên và bỏ đi; bệnh nhân ghi lại khối lượng dịch xả. Dịch xả phải trong. Thời gian xả dịch và thay dịch mới mất khoảng 30 đến 40 phút. Có thể thay dịch từ 3 đến 5 lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm. Dịch thay vào buổi tối được ngâm trong ổ bụng qua đêm và được xả ra vào sáng hôm sau. Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc vô khuẩn khi thực hiện kỹ thuật LMB liên tục ngoại trú.

3. Lọc màng bụng chu kỳ bằng máy:

Lọc màng bụng tự động hay LMB chu kỳ bằng máy là một hình thức LMB tại nhà với việc sử dụng một máy tạo chu kì tự động (theo chương trình lập sẵn). Máy sẽ tự động vào dịch và xả dịch LMB ra khỏi ổ bụng. Mỗi chu kỳ thường kéo dài khoảng 1-2 giờ và dịch được thay 4 đến 5 lần cho mỗi lần điều trị. Một lần điều trị kéo dài khoảng 8 đến 10 giờ, thường vào ban đêm, khi bệnh nhân ngủ. Sáng hôm sau, máy được tháo ra và thường để lại 2 đến 3 lít dịch LMB trong ổ bụng. Lượng dịch này sẽ được xả ra vào buổi tối trước khi bắt đầu tiến hành lần điều trị tiếp theo. LMB tự động rất ưu điểm vì cho phép bệnh nhân thực hiện các hoạt động thường ngày vào ban ngày. Ngoài ra, vì túi LMB được kết nối vào và tháo ra khỏi catheter một lần duy nhất mỗi ngày, phương pháp điều trị này thoải mái và ít có nguy cơ viêm phúc mạc hơn. Tuy nhiên, ở một số nước LMB tự động có thể có chi phí cao, và đây có thể là một quy trình khá phức tạp với một số bệnh nhân.

Lọc màng bụng chu kỳ bằng máy được thực hiện tại nhà với một máy tạo chu kỳ tự động.

Dịch LMB được sử dụng trong LMB liên tục ngoại trú là gì?

Dịch LMB (dịch lọc) là dung dịch vô khuẩn chứa chất khoáng và glucose (dextrose). Glucose trong dịch lọc cho phép lấy dịch thừa khỏi cơ thể. Tùy theo nồng độ glucose, có ba loại dịch lọc trên thị trường ở hầu hết các khu vực trên thế giới (1.5%, 2.5% và 4.5%). Nồng độ glucose được lựa chọn cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào lượng dịch cần được lấy ra khỏi cơ thể. Các loại dịch LMB mới hiện có ở một số nước chứa icodextrin thay cho glucose. Dịch lọc chứa icodextrin đào thải dịch thừa chậm hơn và được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân thừa cân hoặc đái tháo đường.

Túi đựng dịch LMB liên tục ngoại trú hiện có trên thị trường với nhiều dung tích khác nhau từ 1000 đến 2500 ml .

Các vấn đề thường gặp khi LMB liên tục ngoại trú là gì?

Biến chứng chính của LMB liên tục ngoại trú là nhiễm trùng. Nhiễm trùng thường gặp nhất là viêm phúc mạc, tức một tình trạng nhiễm trùng màng bụng. Đau bụng, sốt, rét run và dịch xả đục là những biểu hiện thường gặp của viêm phúc mạc. Để tránh bị viêm phúc mạc, quy trình LMB liên tục ngoại trú phải được thực hiện theo đúng những quy tắc vô khuẩn nghiêm ngặt và bệnh nhân cần phòng ngừa táo bón. Điều trị viêm phúc mạc bao gồm các loại kháng sinh phổ rộng, cấy dịch xả (giúp lựa chọn kháng sinh thích hợp) và đối với một số bệnh nhân có thể phải rút catheter LMB. Nhiễm khuẩn tại vị trí chân catheter LMB là một loại nhiễm trùng có thể gặp khác.

Những biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng có vai trò quan trọng bậc nhất với các bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú.

Các vấn đề khác có thể xuất hiện ở bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú là chướng bụng, yếu cơ thành bụng gây thoát vị, thừa dịch, phù bìu, táo bón, đau lưng, dịch xả ra kém, rò dịch và tăng cân.

Những biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng có vai trò quan trọng bậc nhất với các bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú.

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú - Biến chứng, các ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm của LMB liên tục ngoại trú

  • Các hạn chế trong khẩu phần ăn và nước uống ít chặt chẽ hơn so với chạy TNT.
  • Bệnh nhân cảm thấy tự do hơn vì có thể thực hiện LMB tại nhà, tại nơi làm việc hay khi đi du lịch. Bệnh nhân có thể tự mình thực hiện LMB liên tục ngoại trú mà không cần máy, điều dưỡng, kĩ thuật viên chạy thận nhân tạo hay người nhà hỗ trợ. Vẫn thực hiện được các hoạt động khác trong khi đang lọc máu.
  • Tránh được việc phải đến bệnh viện hay trung tâm lọc máu theo lịch cố định, không mất thời gian đi lại và không bị chọc kim như chạy thận nhân tạo.
  • Tăng huyết áp và thiếu máu có thể được kiểm soát tốt hơn.
  • Lọc máu diễn ra êm dịu và máu liên tục được lọc sạch, các chỉ số không bị biến thiên nhiều và không gây khó chịu.

Nhược điểm của LMB liên tục ngoại trú

  • Thường bị nhiễm trùng màng bụng (viêm phúc mạc) và chân catheter.
  • Phương pháp này có thể gây căng thẳng. Bệnh nhân phải thực hiện đều đặn việc điều trị hàng ngày, không được bỏ ngày nào, tuân thủ kĩ lưỡng các hướng dẫn và đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt.
  • Một số bệnh nhân cảm thấy khó chịu và có những thay đổi về ngoại hình do đoạn catheter nằm bên ngoài cơ thể và dịch chứa trong ổ bụng.
  • Tăng cân, tăng đường và tăng triglyceride máu có thể xảy ra do hấp thu đường (glucose) từ dịch LMB.
  • Các túi chứa dịch LMB có thể gây bất tiện khi mang xách đi và cất giữ ở nhà.
Những ưu điểm chính của LMB liên tục ngoại trú là tự do về địa điểm, tiện lợi về thời gian và chế độ ăn ít hạn chế hơn.

Bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú nên thay đổi chế độ ăn như thế nào?

  • Bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú cần được dinh dưỡng đầy đủ và có chế độ ăn hơi khác so với chế độ ăn của bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
  • Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên bệnh nhân ăn tăng protein lên để phòng ngừa thiếu hụt protein do liên tục bị mất protein trong quá trình lọc màng bụng.
  • Cần ăn đủ năng lượng để phòng ngừa suy dinh dưỡng trong khi vẫn phải kiểm soát việc tăng cân quá mức. Dịch LMB có chứa glucose nên liên tục bổ sung thêm một lượng carbohydrate dư cho bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú.
  • Mặc dù vẫn phải hạn chế muối và nước nhưng không cần quá chặt chẽ như với bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
  • Hạn chế kali và phosphat trong khẩu phần ăn.
  • Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn để tránh táo bón.

Khi nào bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú cần liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng lọc máu?

Bệnh nhân đang LMB liên tục ngoại trú cần liên lạc ngay lập tức với bác sĩ hoặc điều dưỡng lọc máu khi thấy xuất hiện bất cứ hiện tượng nào dưới đây:

  • Đau bụng, sốt hoặc rét run.
  • Dịch xả ra bị vẩn đục hoặc dịch máu.
  • Đau, chảy mủ, đỏ, sưng hoặc nóng xung quanh chân catheter.
  • Khó vào dịch hoặc khó xả dịch ra.
  • Táo bón
  • Tăng cân không dự kiến, phù nhiều, khó thở hoặc xuất hiện tăng huyết áp nặng (gợi ý tình trạng thừa dịch).
  • Tụt huyết áp, sụt cân, chuột rút và chóng mặt (gợi ý tình trạng thiếu dịch).
Bệnh nhân LMB liên tục ngoại trú phải ăn tăng protein để tránh suy dinh dưỡng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Download Vietnamese Book
Change Language
  • Download Book