24: Đái dầm ở trẻ em

Đái dầm hay tiểu không tự chủ trong khi ngủ khá phổ biến ở trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này sẽ tự hết khi trẻ lớn lên mà không cần điều trị.Tuy nhiên,đái dầm thường làm cho trẻ và gia đình lo lắng vì sự bất tiện và xấu hổ.Đái dầm không phải do bệnh thận, dolười biếng hay do nghịch ngợm.

Tỷ lệ đái dầm ở trẻ em là bao nhiêu và thông thường ở tuổi nào thì hết đái dầm?

Đái dầm phổ biếnđặc biệt ở trẻ dưới 6 tuổi.Ở tuổi lên 5, đái dầm xảy ra ở khoảng 15 - 20% trẻ em. Khi trẻ lớn lên, tỷ lệ đái dầm giảm xuống tương ứng: 5% ở 10 tuổi, 2% ở 15 tuổi, và dưới 1% ở người trưởng thành.

Trẻ nào có nhiều khả năng bị đái dầm?

  • Trẻ có bố mẹ gặp vấn đề tương tự thời thơ ấu.
  • Trẻ với hệ thần kinh chậm phát triển dẫn đến giảm khả năng nhận biết bàng quang đầy.
  • Trẻ ngủ say.
  • Các bé trai thường hay bị mắc hơn so với bé gái.
  • Gia tăng căng thẳng tâm lý hoặc thể chất cũng có thể là yếu tố thúc đẩy.
  • Ở một tỷ lệ trẻ emrất nhỏ (2%-3%), các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, suy thận, giun sán, táo bón, bàng quang nhỏ, các bất thường ở tủy sống hay khuyết tật van niệu đạo ở trẻ trai là nguyên nhân.
Đái dầm ban đêm là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải bệnh lý.
Khi nào và những thăm dò nào được thực hiện cho trẻ đái dầm?

Những thăm dò chỉ được thực hiện đối vớinhững trẻđược nghi có vấn đề nội khoa hoặc bất thường cấu trúc. Các xét nghiệm hay được thực hiện nhất gồm: xét nghiệm nước tiểu, đường máu, chụp X-quang cột sống và siêu âm hoặc các thăm dò hình ảnh thận hay bàng quang khác.

Điều trị

Đái dầm hoàn toàn không tự chủ và không phải do cố ý. Trẻ cần được trấn an rằng đái dầm sẽ hết hoặc được chữa khỏi cùng với thời gian. Không nên trách mắng hay phạt trẻ.

Điều trị đái dầm ban đầu gồm giáo dục, liệu pháp động viên và thay đổi thói quen uống nước và đi tiểu. Nếu đái dầm không được cải thiện bằng các biện pháp này, có thể thử sử dụng thuốc hoặc để chuông báo.

1. Giáo dục và liệu pháp động viên
  • Trẻ phải được giáo dục cẩn thận về đái dầm.
  • Đái dầm không phải lỗi của trẻ vì vậy không nên đổ lỗi hay khiển trách trẻ về việc đái dầm.
  • Chú ý để không ai trêu chọc trẻ vì đái dầm. Phải giảm căng thẳng cho trẻ đái dầm là điều rất quan trọng. Gia đình cần cảm thông và hỗ trợ trẻ, trấn antrẻ rằng đây chỉ là vấn đề tạm thời và chắc chắn sẽ được sửa chữa.
  • Sử dụng quần tập luyện thay tã lót.
  • Đảm bảo cho trẻ ra được nhà vệ sinhdễ dàng vào ban đêm bằng cách để đèn đêm hợp lý.
Khi trẻ lớn dần lên,cách tiếp cận cảm thông cùng sự động viên sẽ chữa khỏi đái dầm.
  • Để thêm một bộ đồ ngủ, khăn trải giường và một khăn lau tiện dùng, để trẻ có thể thay khăn trải giường và quần áo bẩn một cách thuận tiện nếu trẻ thức giấc vì đái dầm.
  • Bọc nệm bằng ni-lông để tránh làm hỏng nệm.
  • Đặt một khăn bông lớn dưới khăn trải giường để thấm nước tiểu.
  • Khuyến khích trẻ tắm buổi sáng để sạch mùi nước tiểu.
  • Khen ngợi và thưởng cho con bạn vì một đêm khô ráo. Ngay cả một món quà nhỏ cũng là lời khích lệ đối với trẻ.
  • Không được bỏ qua táo bón, cần điều trị ngay.
2. Hạn chế uống nước
  • Hạn chế lượng nước uống của trẻ từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, nhưng phải đảm bảo trẻ uống đủ nước ban ngày.
  • Tránh cafêin (trà, cà phê), đồ uống có ga (cola) và sôcôla vào buổi tối. Những thứ này sẽ gây tăng nhu cầu đi tiểu và làm tình trạng đái dầmnặng thêm.
3. Lời khuyên về các thói quen đi tiểu
  • Khuyến khích đi tiểu hai lượt trước khi đi ngủ. Đi tiểu lần đầu vào lúc lên giường và lần thứ hai ngay trước khi vào giấc ngủ.
  • Tập thói quen đi vệ sinh với khoảng cách đều đặn trong ngày.
  • Đánh thức trẻ dậy sau khi ngủ khoảng ba tiếng đồng hồ mỗi đêm để đi tiểu. Nếu cần, hãy đặt chuông báo thức.
  • Xác định thời gian trẻ dễ đái dầm nhất để điều chỉnh thời gian đánh thức trẻ.
Hạn chế lượng nước uống trước giờ đi ngủ và rèn luyện thói quen đi tiểu là những biện pháp quan trọng nhất để tránh đái dầm.

4. Chuông báo đái dầm

  • Sử dụng chuông báo đái dầm hay báobị ướt là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát đái dầm và thường dành cho trẻ trên 7 tuổi.
  • Chuông có bộ phận cảm biến được gắn với quần lót của trẻ. Khi trẻ đái dầm trong đêm, thiết bị cảm nhận được những giọt nước tiểu đầu tiên, chuông sẽ kêu và đánh thức trẻ dậy. Trẻ đã thức có thể tự kiềm chế cho đến khi vào tới nhà vệ sinh.
  • Chuông báo giúp trẻ tập thức dậy ngay trước khi chuẩn bị đái dầm.

5. Các bài tập rèn luyện bàng quang

  • Nhiều trẻ bị đái dầm có bàng quang nhỏ. Mục tiêu của rèn luyện bàng quang là làm tăng sức chứa của bàng quang.
  • Yêu cầu trẻ uống nhiều nước vào ban ngày và cố nhịn dù buồn tiểu.
  • Với việc luyện tập, trẻ có thể nhịn đi tiểu trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ tăng cường các cơ bàng quang và tăng sức chứa của bàng quang.

6. Điều trị bằng thuốc

Thuốc được sử dụng làmbiện pháp cuối cùng để ngừng đái dầm và thường chỉ được dùng cho trẻtrên 7 tuổi.Thuốc hiệu quả nhưng không “chữa khỏi” đái dầm.Thuốc là biện pháp tạm thời và tốt nhất là được sử dụng tạm thời.

Đái dầm thường tái phát khi dừng thuốc.Cách chữa khỏi bệnhvĩnh viễn thường là sử dụng chuông báo đái dầm chứ không phải là sử dụng thuốc.

Chuông báo đái dầm và điều trị bằng thuốc thường được áp dụng cho trẻ trên 7 tuổi.

A. Desmopressin Acetate (DDAVP): Thuốc Desmopressin có thể mua được trên thị trường và được kê đơn khi các phương pháp khác không thành công. Loại thuốc này làm giảm lượng nước tiểu ban đêm và chỉ hữu ích cho những trẻ sản xuất ra nhiều nước tiểu. Khi trẻ dùng thuốc, hãy nhớ là phải giảm lượng nước uống vào buổi tối để tránh bị ngộ độc nước. Thuốc thường được cho khi đi ngủ và nên tránh dùng vào ban đêm nếutrẻ đã uống nhiều nước vì bất kỳ lý do gì, Mặc dù thuốc rất hiệu quả và có ít tác dụng phụ, việc sử dụng thuốc còn hạn chế vì đắt tiền.

B. Imipramine: Imipramine (thuốc chống trầm cảm 3 vòng) có tác dụng giãn bàng quang và cocơ thắt, vì vậy tăng sức chứa của bàng quang để giữ nước tiểu. Thuốc thường được sử dụng trong khoảng 3 đến 6 tháng.Vì có hiệu quả nhanh nên thuốc được uống trước khi đi ngủ 1 giờ.Thuốc có hiệu quả cao nhưng vì thường gây tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng chọn lọc. Các tác dụng phụ cua thuốc có thể là buồn nôn, nôn, yếu, lú lẫn, mất ngủ, lo lắng, tim đập nhanh, mắt mờ, khô miệng và táo bón.

C. Oxybutynin: Oxybutynin (thuốc kháng hệ cholinergic) hữu ích đối với đái dầm ban ngày. Thuốc làm giảm sự co thắt bàng quang và tăng sức chứa bàng quang. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là khô miệng, bốc hỏa lên mặt và táo bón.

Đối với đái dầm, điều trị bằng thuốc là một biện pháp thay thế tạm thời có hiệu quả trong một thời gian ngắn nhưng không chữa khỏi hẳn.

Khi nào trẻ bị đái dầmcần đến khám bác sĩ?

Gia đình của trẻ bị đái dầm cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ:

  • Đái dầmvào ban ngày.
  • Tiếp tục đái dầm sau 7 hoặc 8 tuổi.
  • Bắt đầu đái dầm lại sau ít nhất 6 tháng không bị.
  • Mất kiểm soát khi đi đại tiện.
  • Sốt, đau, đái buốt và tiểu thường xuyên, khát nước bất thường, mặt và chân sung phù.
  • Tiểu yếu, khó tiểu hoặc phải rặn tiểu.
Trong trường hợp đái dầm vào ban ngày đi kèm sốt, đái buốt hoặc khó đi đại tiện,cần khám bác sĩ ngay lập tức.