15: Bệnh thận đái tháo đường

Tầm quan trọng và các yếu tố nguy cơ

Số người mắc đái tháo đường đang ngày càng tăng trên toàn thế giới, dẫn đến hậu quả làm gia tăng tỷ lệ mắc mới bệnh thận đái tháo đường - một trong những biến chứng tồi tệ nhất của đái tháo đường với tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Trong bệnh đái tháo đường lâu ngày, tăng đường máu kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ của thận. Ban đầu, tổn thương này làm mất protein qua nước tiểu, sau đó gây tăng huyết áp, phù và các triệu chứng tổn thương thận tiến triển. Cuối cùng, tổn thương tiến triển dẫn đến suy thận nặng. Bệnh thận do đái tháo đường gây ra được gọi là bệnh thận đái tháo đường.

Tại sao phải hiểu biết về bệnh thận đái tháo đường?

  • Tỷ lệ mắc mới đái tháo đường đang tăng rất nhanh trên thế giới.
  • Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân số một gây bệnh thận mạn.
  • Bệnh đái tháo đường chiếm 40-45 % số bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh thận giai đoạn cuối.
  • Điều trị bệnh thận giai đoạn cuối rất tốn kém và bệnh nhân ở các nước đang phát triển có thể không chi trả được.
  • Chẩn đoán sớm và điều trịsớm có thể ngăn ngừa bệnh thận đái tháo đường. Trong đái tháo đường có kèm theo bệnh thân mạn tính, điều trị tỉ mỉ có thểtrì hoãn đáng kể thời điểm cần lọc máu hay ghép thận.
  • Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở các bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường tăng.
  • Do đó, chẩn đoán sớm bệnh thận đái tháo đường là cần thiết khi quản lý bệnh nhân đái tháo đường.
Đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thận mạn tính.

Có bao nhiêu bệnh nhân đái tháo đường mắcbệnh thận đái tháo đường?

Có 2týp đái tháo đường chính, mỗi týp có nguy cơ mắc bệnh thận đái tháo đường khác nhau.

Đái tháo đường týp 1 (Đái tháo đường phụ thuộc insulin):

Đái tháo đường týp 1 thường xuất hiện ở người trẻ tuổi và cần insulin để kiểm soát bệnh.

Khoảng 30 - 35% bệnh nhân đái tháo đường týp 1 sẽ bị bệnh thận đái tháo đường.

Đái tháo đường týp 2 (Đái tháo đường không phụ thộc insulin): Đái tháo đường týp 2 thường xuất hiện ở người trưởng thành và hầu hết các trường hợp có thể kiểm soát được mà không cần insulin.

Khoảng 10 - 40% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 sẽ bị bệnh thận đái tháo đường. Đái tháo đường týp 2 là nguyên nhân số một gây bệnh thận mạn tính, tương ứng với hơn 1 trong mỗi 3 trường hợp mới mắc.

Bệnh nhân đái tháo đường nào sẽ bị bệnh thận đái tháo đường?

Thật khó để đoán trước được bệnh nhân đái tháo đường nào sẽ bị bệnh thận đái tháo đường. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ chínhgây ra tình trạng bệnh lý này:

  • Đái tháo đường týp 1 khởi phát từ trước tuổi 20.
  • Kiểm soát đái tháo đường kém (nồng độ HbA1c cao).
  • Kiểm soát tăng huyết áp kém.
  • Tiền sử gia đình bị đái tháo đường và bệnh thận mạn tính.
  • Có vấn đề về thị lực (bệnh võng mạc đái tháo đường) hoặc tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh đái tháo đường) do đái tháo đường.
  • Có protein trong nước tiểu, béo phì, hút thuốc vàtăng lipid huyết thanh.
Đái tháo đường là nguyên nhân gây bệnh thận giai đoạn cuối ở mỗi một trong ba bệnh nhân điều trị lọc máu.

Khi nào cần nghi ngờ? và Chẩn đoán

Khi nào bệnh thận đái tháo đường xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường?

Bệnh thận đái tháo đường mất rất nhiều năm để xuất hiện, vì vậy rất hiếm khi bệnh xảy ra trong 10 năm đầu bị đái tháo đường.Các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường thường biểu hiện sau 15 đến 20 năm mắc đái tháo đường týp 1.Nếu một người bị đái tháo đường không bị bệnh thận đái tháo đường trong vòng 25 năm đầu, nguy cơ bị bệnh thận sẽ giảm xuống.

Khi nào một người đái tháo đường bị nghi ngờmắc bệnh thận đái tháo đường?

Có thể nghi ngờ bệnh thận đái tháo đường ở một ngườibị đái tháo đường khi thấy xuất hiện:

  • Nước tiểu có bọt hoặc có albumin/protein trong nước tiểu (ở giai đoạn sớm).
  • Tăng huyết áp hoặc tình trạng tăng huyết áp có từ trướctrở nên tệ hơn.
  • Sưng mắt cá chân, bàn chân và mặt; giảm thể tích nước tiểu hay tăng cân (do tích dịch).
  • Giảm nhu cầuinsulin hay các thuốc hạ đường máu.
  • Tiền sử hay bị hạ đường máu. Kiểm soát đái tháo đường tốt hơn với cùng liều thuốc hạ đường mà trước đó không kiểm soát được.
  • Kiểm soát được đái tháo đường mà không cần thuốc. Nhiều bệnh nhân cảm thấy tự hào và sung sướng với điều này, cho rằng đái tháo đường đã được chữa khỏi, nhưng thật không may trên thực tế là người đó đã bị suy thận nặng hơn. Các thuốc hạ đường máu có tác dụng kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận.
  • Các triệu chứng của bệnh thận mạn (yếu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, ngứa, xanh xao và khó thở), xuất hiện ở giai đoạn muộn.
  • Xét nghiệm máu thấy chỉ số creatinine và ure máu tăng.
Các dấu hiệu đái tháo đường ảnh hưởng có hại lên thận là vượt quá lượng protein trong nước tiểu, huyết áp cao và sưng.

Bệnh thận đái tháo đường được chẩn đoán như thế nào và xét nghiệm nào giúp phát hiện bệnh sớm nhất?

Hai xét nghiệm quan trọng nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường là xét nghiệm protein trong nước tiểu và xét nghiệm creatinine máu (và MLCT ước tính). Xét nghiệm lý tưởng để phát hiện bệnh thận đái tháo đường sớm nhất là tìmalbumin niệu vi thể (xem thêm thông tin bên dưới). Xét nghiệm chẩn đoán tốt tiếp theo là tìm albumin niệu qua tổng phân tích nước tiểu, nhờ đó có thể phát hiện được albumin niệu rõ. Xét nghiệm creatinine máu (và MLCT ước tính) phản ánh chức năng thận: creatinine huyết thanh càng tăng thìchức năng thận cànggiảm nặng và tăngcao ở giai đoạn muộn của bệnh thận đái tháo đường (thường sau khi xuất hiệnalbumin niệu rõ).

Albumin niệu vi thể và albumin niệurõ là gì?

Albumin niệu là sự xuất hiện albumin (1 loại protein) trong nước tiểu.Albumin niệuvi thể nghĩa là có một lượng nhỏ protein trong nước tiểu (lượng albumin niệu30-300mg/ngày), không thể phát hiện được bằng xét nghiệm nước tiểu thường quy. Nó chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm đặc biệt.

Albumin niệurõ nghĩa là có một lượng lớn albumin trong nước tiểu (lượng albumin niệu>300mg/ngày), có thể phát hiện được bằng xét nghiệm nước tiểu thường quy với que nhúng.

Cảnh báo: Thường xuyên bị hạ đường máu hoặc kiểm soát được đái tháo đường mà không cần thuốc - hãy nghi ngờ bệnh thận đái tháo đường.

Tại sao xét nghiệm nước tiểu tìm albumin niệuvi thể lại là xét nghiệm lý tưởng nhất để chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường?

Bởi vì xét nghiệm tìm albumin niệuvi thể có thể chẩn đoán được bệnh thận đái tháo đường sớm nhất, đây là test chẩn đoán lý tưởng nhất.Chẩn đoán sớm bệnh thận đái tháo đường ở giai đoạn sớm (là giai đoạn nguy cơ cao hay giai đoạn khởi phát) rất có lợi cho bệnh nhân vì nếu được phát hiện sớm, được điều trị tỉ mỉ thì bệnh có thể được ngăn ngừa và hồi phục.

Xét nghiệm albumin niệuvi thể có thể phát hiện bệnh thận đái tháo đường sớm hơn 5 năm so với xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thườngquy với que nhúng và sớm hơn một vài năm trước khi bệnh trở nên nguy hiểm và có triệu chứng, hoặc trước khi nồng độ creatinine huyết thanh tăng lên. Ngoài các nguy cơ đối với thận, albumin niệuvi thể còn dự báo một cách độc lập về nguy cơ bị biến chứng tim mạch ởbệnh nhân đái tháo đường.

Khả năng chẩn đoán sớm của albumin niệu vi thể cảnh báo cho bệnh nhân về một căn bệnh đáng sợ và cho các bác sỹ cơ hội để quản lý bệnh nhân chặt chẽ hơn.

Khi nào cần làm xét nghiệm tìm albumin niệu vi thể và làmvới tần suất ra sao?

Đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 1, xét nghiệm albumin niệu vi thể cần thực hiện sau khi khởi phát bệnh 5 năm và sau đó mỗi năm một lần. Đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, test cần được thực hiện ở thời điểm bệnh được chẩn đoán và hàng năm sau đó.

Hai xét nghiệm chẩn đoán quan trọng nhất cho bệnh thận đái tháo đường là xét nghiệm protein nước tiểu và creatinine huyết thanh.

Xét nghiệm nước tiểu tìm albumin niệu vi thể ở ngườiđái tháo đường được làm như thế nào?

Để sàng lọc bệnh thận đái tháo đường, một mẫu nước tiểu bất kì được xét nghiệm, đầu tiên là làm tổng phân tích bằng que nhúngtrước. Nếu không có protein, một xét nghiệm chính xác hơn được thực hiện để phát hiệnalbumin niệu vi thể. Nếu có albumin trong nước tiểu thì sẽ không cần xét nghiệm thêm albumin niệuvi thể. Để chẩn đoán chính xác bệnh thận đái tháo đường, 2 trong 3 lần xét nghiệm tìm albumin niệuvi thể phải có kết quả dương tính trong vòng 3 đến 6 tháng và bệnh nhân không bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Có 3 phương pháp được dùng phổ biến nhất để phát hiện albumin niệu vi thể là:

Xét nghiệm nước tiểu ở một thời điểm: Xét nghiệm này sử dụng một băng hoặc một viên thuốc thử. Xét nghiệm đơn giản, có thể thực hiện ở phòng khám và ít tốn kém. Vì độ chuẩn xác không cao nên khi kết quả xét nghiệm dương tính cần khẳng định lại bằng xét nghiệm albumin/creatinine niệu.

Tỷ số albumin/creatinine: Xác định tỷ số albumin/creatinine niệu (ACR) là phương pháp đặc hiệu nhất, đáng tin cậy nhất và chuẩn xác nhất để tìm albumin niệuvi thể. ACR ước tính được lượng albumin trong nước tiểu 24h. Với mẫu nước tiểu lấy vào buổi sáng sớm, tỷ số albumin/creatinine (ACR) từ 30 đến 300 mg/g là ngưỡng chẩn đoán có albumin niệu vi thể (giá trị bình thường của ACR là < 30 mg/g). Do không sẵn có và giá thành cao, số người đái tháo đường được phát hiện bệnh thận bằng phương pháp này ở các nước đang phát triển còn hạn chế.

Gom nước tiểu 24h làm xét nghiệm albumin niệu vi thể: Tổng lượng albumin niệu trong nước tiểu 24h khoảng 30 - 300 mg gợi ý có albumin niệu vi thể. Mặc dù đây là một phương pháp chuẩn để chẩn đoán albumin niệuvi thể, xét nghiệm này khá rườm rà và ít có giá trị dự báo cũng như ít chuẩn xác.

Xét nghiệm albumin niệu vi thể là xét nghiệm đầu tiên và chuẩn xác nhất để chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng giúp chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường như thế nào?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng (kết quả thường được biểu diễn từ vết đến 4+) là một phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường quy nhất để phát hiện protein niệu.Đối với bệnh nhân đái tháo đường, đây là xét nghiệm dễ làm và nhanh để phát hiện albumin niệu rõ (albumin niệu >300 mg/ngày).Có albumin niệu rõ phản ánh giai đoạn 4 - bệnh thận đái tháo đường rõ.

Trong quá trình phát triển bệnh thận đái tháo đường, albumin niệu rõ xuất hiện sau albumin niệu vi thể (giai đoạn 3 - khởi phát bệnh thận đái tháo đường), nhưng thường đi trước các tổn thương thận nghiêm trọng hơn, như hội chứng thận hư, và tăng creatinine huyết thanh do bệnh thận mạn tính.

Phát hiện ra albumin niệu vi thể giúp xác định sớm được những bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường, tuy nhiên xét nghiệm không được sử dụng nhiều ở các nước đang phát triển do giá thành cao và khó tiếp cận. Trong hoàn cảnh đó, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng tìm albumin niệu rõ là test chẩn đoán tốt tiếp theo để chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường.

Tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng là một phương pháp đơn giản và rẻ tiền, sẵn có ngay cả ở các trung tâm nhỏ. Vì vậy đây là lựa chọn lý tưởng và khả thi để sàng lọc hàng loạt bệnh thận đái tháo đường. Quản lý chặt chẽ ngay ở giai đoạn này cũng hiệu quả, giúp trì hoãn thời điểm cần lọc máu hoặc ghép thận.

Xét nghiệm albumin niệu vi thể hàng năm là chiến lược tốt nhất để chẩn đoán sớm bệnh thận đái tháo đường.

Phòng ngừa

Bệnh thận đái tháo đường được chẩn đoán như thế nào?

Phương pháp lý tưởng: Sàng lọc hàng năm bệnh nhân đái tháo đường bằng xét nghiệm tìm albumin niệu vi thể và creatinine máu (và MLCT ước tính).

Phương pháp thực tiễn: Đo huyết áp và làm tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng 3 tháng một lần; và xét nghiệm creatinine máu (và MLCT ước tính) hàng năm với tất cả bệnh nhân đái tháo đường. Phương pháp này dễ chi trả và khả thi ngay cả ở các thị trấn nhỏ tại các nước đang phát triển.

Ngăn ngừa bệnh thận đái tháo đường như thế nào?

Những lời khuyên quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh thận đái tháo đường:

  • Khám bác sĩ định kỳ.
  • Cố gắng kiểm soát tốt nhất đường máu. Giữ nồng độ HbA1C dưới 7%.
  • Giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg. Các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc chẹn thụthể của angiotensin nên được ưu tiên sử dụng để kiểm soát huyết áp và giúp làm giảm lượng albumin niệu.
  • Ăn hạn chế đường và muối, và ăn chế độgiảm protein, cholesterol và mỡ.
  • Kiểm tra thận ít nhất một lần mỗi năm bằng cách tiến hành xét nghiệm albumin niệu và creatinine máu (và MLCT ước tính).
  • Các biện pháp khác: Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng lý tưởng. Tránh uống rượu, hút thuốc, các sản phẩm thuốc lá và lạm dụng thuốc giảm đau.
Tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng để chẩn đoán albumin niệu rõ làphương pháp chẩn đoán khả thi nhất ở các nước đang phát triển.

Điều trị bệnh thận đái tháo đường

  • Đảm bảo kiểm soát đái tháo đường tốt.
  • Kiểm soát cẩn thận huyết áp là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ thận. Huyết áp nên được đo thường xuyên và duy trì dưới 130/80 mmHg. Điều trị tăng huyết áp làm chậmtiến triển của bệnh thận mạn.
  • Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin là các thuốc hạáp có ưu thế đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Các thuốc này có lợi ích bổ sung là làm chậm sự tiến triển của bệnh thận. Để đạt lợi ích tối đa và bảo vệ được thận, những thuốc này được dùng ở giai đoạn bệnh thận đái tháo đường sớm nhất, khi mới xuất hiện albumin niệuvi thể.
  • Để giảm phù mặt hay phù chân, các thuốc làm tăng thể tích nước tiểu (thuốc lợi tiểu) được sử dụng song song với hạn chế muối và dịch đưa vào cơ thể.
  • Những bệnh nhân bị suy thận do bệnh thận đái tháo đường dễ bị hạ đường máu, vì vậy cần thay đổi các thuốc hạ đường máu. Ưu tiên sử dụng Insulin tác dụng ngắn để kiểm soát đái tháo đường. Tránh dùng thuốc viên hạ đường huyết tác dụng kéo dài. Tránh dùng metformin cho bệnh nhân có creatinine huyết thanh trên 1.5 mg/dl do có nguy cơ nhiễm toan lactic.
  • Khi bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường có creatinine huyết thanh cao, cần tuân theo các biện pháp điều trị bệnh thận mạn (trình bày ở chương 12).
  • Đánh giá và quản lý các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch một cách tích cực (hút thuốc, tăng lipid, tăng đường máu và tăng huyết áp).
  • Bệnh nhân bị thận đái tháo đường kèm suy thận nặng cần được lọc máu hoặc ghép thận.
Duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg bằng các thuốc ức chếmen chuyển angiotensin và chẹn thụ thể angiotensin sớm ngay từ đầu.
Khi nào bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường phải đến khám bác sĩ?

Bệnh nhân đái tháo đường có albumin niệu vi thể nên được gửi đến khám bác sĩ chuyên khoa thận. Bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường nên đếnkhámbác sĩ ngay khi thấy:

  • Tăng cân nhanh không rõ lý do, giảm thể tích nước tiểu rõ, phù mặt và chân tăng dần hoặc khó thở.
  • Đau ngực, tăng huyết áp đã cótừ trước trở nên tệhơn hoặc nhịp tim nhanh hoặc rất chậm.
  • Rất mệt, chán ăn hoặc nôn hoặc xanh xao.
  • Sốt kéo dài, rét run, đau hoặc buốt khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu.
  • Hay bị hạ đường máu hoặc phải giảm liều insulin hay các thuốc hạ đường máu.
  • Bị lú lẫn, ngủ gà hoặc co giật.
Cẩn thận chú ý các yếu tố nguy cơ tim mạch là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh thận đái tháo đường.