18: Nhiễm trùng đường tiết niệu

Triệu chứng

Hệ tiết niệu bình thường bao gồm 2 thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm vi khuẩn ở bất kì vị trí nào trên đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu là dạng nhiễm khuẩn phổ biến thứ 2 trong các bệnh lý nhiễm khuẩn ở người.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, tuổi bệnh nhân và vị trí bị nhiễm trùng trên đường tiết niệu. Những triệu chứng thường gặp nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu là

  • Cảm thấy bỏng rát hoặc đau buốt khi đi tiểu
  • Tiểu nhiều lần và buồn tiểu dai dẳng
  • Sốt và mệt
  • Nước tiểu có mùi hôi và đục

Các triệu chứng của viêm bàng quang

  • Cảm giác khó chịu vùng bụng dưới.
  • Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ít một.
  • Thường sốt nhẹ mà không đau vùng sườn lưnng.
  • Có máu trong nước tiểu.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu trên (Viêm thận bể thận)

  • Đau vùng lưng và sườn lưng.
  • Sốt cao kèm rét run.
  • Buồn nôn, nôn, yếu, mệt và cảm giác bị ốm nói chung
  • Rối loạn tinh thần hoặc lú lẫn ở người cao tuổi

Đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu vì nó gợi ý tổn thương toàn thân. Điều trị không đầy đủ và chậm trễ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và tiểu nhiều lần là những triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân

Những nguyên nhân nào gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn?

Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên hoặc tái diễnlà:

  1. Tắc nghẽn đường tiết niệu: Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu.
  2. Giới nữ: Do niệu đạo của phụ nữ ngắn nên phụ nữ thường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn đàn ông.
  3. Quan hệ tình dục: Phụ nữ có họat động tình dục có xu hướng hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn những người không hoạt động tình dục.
  4. Sỏi tiết niệu: Sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang có thể gây tắc nghẽn dòng nước tiểu và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  5. Thông tiểu: Những bệnh nhân được lưu thông tiểu có nguy cơ gia tăng nhiễm trùng đường tiết niệu.
  6. Những dị tật bẩm sinh đường tiết niệu: trẻ em bị dị tật bẩm sinh đường tiết niệu như trào ngược bàng quang niệu quản (nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản) và van niệu đạo sau có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu tăng.
  7. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt: Nam giới trên 60 tuổi dễ bị nhiếm trùng đường tiết niệu do tuyến tiền liệt to lên (tăng sản lành tính tuyến tiền liệt)
  8. Suy giảm hệ miễn dịch: Bệnh nhân bị đái tháo đường, HIV hoặc ung thư có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn.
  9. Các nguyên nhân khác: Hẹp niệu đạo hoặc niệu quản, lao đường tiết niệu- sinh dục, bàng quang thần kinh hoặc túi thừa bàng quang.

Nhiếm trùng đường tiết niệu tái diễn có gây tổn thương thận không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu thấptái diễn thường không gây tổnthương thận ở người trưởng thành.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người trưởng thành có thể gây tổnthương thận nếu có các yếu tố thúc đẩy như sỏi, tắc nghẽn hoặc hẹp đường tiết niệu và nếu lao tiết niệu - sinh dục không được điều trị.

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn có thể gây tổn thương không hồi phục đến qủa thận đang tăng trưởng nhất là trong trường hợp trào ngược bằng quang niệu quản. Tổn thương này có thể gây giảm chức năng thân và tăng huyết áp sau này.Vì thế vấn đề nhiếm trùng đường tiết niệu ở trẻ em là nghiệm trọng hơn so với người trưởng thành.

Tắc nghẽn đường tiết niệu là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát

Chẩn đoán

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các thăm dò được tiến hành đểxác định chẩn đoán vàmức độ nặng bệnh. Một người bị nhiếm trùng đường tiết niệu phức tạp hoặc tái diễn cần được làm cácthăm dò khác nhau để tìm ra các yếu tố thúc đẩy hay yếu tố nguy cơ.

Các thăm dò cơ bản chonhiếm trùng đường tiết niệu
1. Xét nhiệm nước tiểu

Xét nghiệm sàng lọc nhiếm trùng đường tiết niệu quan trọng nhất là tổng phân tích nước tiểu thường quy. Ưu tiên lấy mẫu nước tiểu sáng sớm để làmxét nghiệm này. Khi thăm dò vithể nước tiểu, có nhiều bạch cầu trong nước tiểu gợi ý có nhiếm trùng đường tiết niệu.

Có bạch cầu trong nước tiểu gợi ý có viêm đường tiết niệu nhưng không có bạch cầu không thể loại trừđược nhiếm trùng đường tiết niệu.

Xét nghiệm bằng que nhúng chuyên biệt (phát hiệt esterase của bạch cầu và nitrit) rất có ích để sàng lọc nhiễm trùng đường tiết niệu và có thế thưc hiện tại phòng khám hoặc ở nhà. Kết quả dương tính gợi ý tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và những bệnh nhân như thế cần được đánh giá thêm.Mức độ thay đổi màu tỉ lệ thuận với số lượng vi khuẩn trong nước tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không gây tổn thương thận vĩnh viến ở người trưởng thành khi không có tắc nghẽn đường tiết niệu.

2. Cấy nước tiểu và kháng sinh đồ.

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiếm trùng đường tiết niệu là nuôi cấy nước tiểu và test cần được tiến hành trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh. Cấy nước tiểu được khuyến cáo trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp hoặc kháng trị, và trong một số ít trường hợp, để khẳng định chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu.

Kết quả xét nghiệm cấy nước tiểu có sau 24-48 giờ.Khoảng thời gian phải chờ từ lúc thu nhập mẫu đến khi có kết quả xét nghiệm là một trong những yếu điểm chính của xét nghiệm này. Cấy nước tiểu xác định được loại vi khuẩn gây bệnh và đếm được số lượng các cụmvi khuẩn mọc trên đĩa thạch Petri trong phòng xét nghiệm. Kết quả cấy nước tiểu cũng giúp xác định được loại kháng sinh nhạy với vikhuẩn, hướng dẫn chọn đúng loại kháng sinh phù hợp.

Để tránhnguy cơ làm nhiễm bẩn mẫu nước tiểu, bệnh nhân được hướng dẫnrửa sạch vùng sinh dục trước rồi mới lấy nước tiểu giữa dòng vào ống đựng tiệt trùng.Các phương pháp lấy mẫu nước tiểu khác để cấy nước tiểu là chọc hút nước tiểu trên xương mu, lấy nước tiểu qua sonde tiểu và túi gom nước tiểu.

Cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ là các xét nghiệm rất có giá trị giúp chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường được làmcho bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm công thức máu, urê, creatinine máu, đường máu và protein phản ứng C.

Các thăm dò tìm yếu tố thúc đẩy hoặc yếu tố nguy cơ

Nếu tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với điều trị hoặc nếu có tình trạng nhiếm trùng tái đi tái lại, các xét nghiệm thăm dò thêm nữa sẽ được đề xuất để tìm ra các yếu tố thúc đẩy hay các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng, đó là:

1. Siêu âm và Xquang bụng

2. Chụp CT hoặc MRI bụng

3. Chụpbàng quang niệu đạo thì đi tiểu

4. Chụp hệ tiết niệu có thuốc cản quang tĩnh mạch (IVU)

5. Xét nghiêm vi sinh nước tiểu tìm lao.

6. Soi bàng quang- là một thủ thuật trong đó bác sĩ (thường là bác sĩ ngoại tiết niệu) quan sát bên trong bàng quang bằng máy nội soi bàng quang.

7. Khám chuyên khoa sản phụ khoa.

8. Thăm dò niệu động học

9. Cấy máu

Để diều trị thành công nhiếm trùng đường tiết niệu,cần phải xác định được cáctác nhân thúc đẩy nhiễm trùng tiềm ẩn.

Phòng ngừa

Phòng ngừa nhiễm trùng đườngtiết niệu

  1. Uống nhiều nước hàng ngày (3-4lít).Dịch sẽ hòa loãng nước tiểu và giúp tốngvi khuẩn ra khỏi bàng quang và đường tiết niệu.
  2. Đi tiểu 2 đến 3 giờ mỗi lần. Không nhịn tiểu. Giữ nước tiểu trong bàng quang lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi chovi khuẩn phát triển.
  3. Ăn thức ăn có chứa vitamin C, acid ascorbic hoặc quả nam việt quất để acid hóa nước tiểu nhằm giảm sự phát triển của vi khuẩn.
  4. Tránh bị táo bón hoặc điều trị táo bón ngay.
  5. Phụ nữ hay bé gái nên lau vùng kíntheo hướng từ trước ra sau (không lau từ sau ra trước) sau khi đi vệ sinh. Thói quen này sẽ ngăn vi khuẩn ở vùng hậu môn lan lên vùng âm đạo và niệu đạo.
  6. Vệ sinh sạch vùng sinh dục và hậu môn trước khi quan hệ tình dục. Đi tiểu trước và sau khi quan hệ và một cốc uống nước đầy ngay sau khi quan hệ.
  7. Phụ nữ nên mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, việc này sẽ giúp lưu thông khí, không nên mặc đồ lót bằng nylon hay mặc quần bó chật.
  8. Nhiễm khuẩn tái đi tái lại ở phụ nữ sau sinh hoạt tình dục có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách uống một liều kháng sinh phù hợp sau mỗi lần quan hệ tình dục.
Uống nhiều nước là điều cơ bản để phòng ngừa và điều trị nhiếm trùng đường tiết niệu.

Điều trị

Điều trị nhiếm trùng đường tiết niệu Các biện pháp chung

Uống nhiều nước. Một người bị ốm, mất nước hoặc không thể uống đủ nước bằng đường miệng do nôn sẽ cần nhập viện và truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Ống thuốc hạ sốt và giảm đau.Sử dụng tấm chườm ấm để giảm đau.Tránh uống cà phê, rượu, hút thuốc hay ăn thức ăn cay, vì những thứ đó kích thích bàng quang.Tuân thủcác biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu thấp (viêm bàng quang, nhiễm trùng nhẹ)

Đối với một phụ nữ trẻ khỏe mạnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu, thường chỉ cần điều trị một đợt kháng sinh trong vòng 3 ngày.Một số thuốc cần được dùng trong 7 ngày.Đôi khi có thể dùng một số kháng sinh với một liều duy nhất, ví dụ fosfomycin.Nam giới tuổi trưởng thành bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần điều trị kháng sinh từ 7 đến 14 ngày do có thể có bất thường cấu trúc đường niệu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, trừ trường hợp nam giới tiền sử khỏe mạnh bị viêm bàng quang lần đầu. Các kháng sinh đường uống thường được dùng là nitrofutantoin, trimethoprim, cephalosporins hoặc fluoroquinolones.

Lựa chọn kháng sinh tốt nhất là khi có kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ, và có thông tin về đặc điểm kháng thuốc của vi khuẩn thường gặp ở địa phương.

Điều trị nhiễm trùng thận nặng (Viêm thận bể thận)

Bệnh nhân bị nhiễm trùng thận cấp mức độ vừa đến nặng, bệnh nhâncó triệu chứng nặng hoặc bệnhnhân rất mệt cần đượcnhập viện. Cấy máu và cấy nước tiểu được tiến hành trước khi bắt đầu điều trị để xác địnhvi khuẩn gây bệnh và lựa chọn đúng kháng sinh. Bệnh nhân được điều trị bằng truyền dịch và kháng sinh đường tĩnh mạch trong một vài ngày, tiếp đến kháng sinh đường uống từ 10-14 ngày. Nếu đáp ứng kém với kháng sinh đường tĩnh mạch (vẫn còn triệu chứng và sốt dai dẳng, chứng năng thận giảm)cần thăm dò chẩn đoán hình ảnh. Cần theo dõi xét nghiệm nước tiểu để đánh giá đáp ứng với điều trị.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn

Đối với bệnh nhân có nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn, cần xác định đúng nguyên nhân tiềm ẩn.Tùy theonguyên nhân, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Những bệnh nhân này cầnđược theo dõi, phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa và điều trị kháng sinh dự phòng dài hạn.

Bệnh nhân nhiễm trùng thận nặng (viêm thận bể thận) cần nhập viện và dùng kháng sinh đường tĩnh mạch
Khi nào một bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệucần khám bác sĩ?

Tất cả trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần được bác sĩ đánh giá.Bệnh nhân trưởng thành bịnhiễm trùng đường tiết niệu cần khám bác sĩ khi:

  • Giảm số lượng nước tiểu hoặc không có nước tiểu.
  • Sốt cao liên tục, rét run, đau lưng và nước tiểu đục hoặc có máu.
  • Không đáp ứng với kháng sinh sau 2 đến 3 ngày điều trị.
  • Nôn nhiều, mệt nhiều hoặc tụt huyết áp.
  • Có thận đơn độc.
  • Có tiền sử bị sỏi.
Sốt cao dai dẳng, rét run, đau lưng, nước tiểu đục, cảm giác bỏng rát cần được chú ýngay.