20: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Giới thiệu

Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới.Tuyến tiền liệt lớn sẽ gây ra nhiều vấn đề khi tiểu tiện ở người có tuổi. (thường trên tuổi 60). Cùng với sự gia tăng tuổi thọ, tỷ lệ mắc mới bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt cũng gia tăng.

Tuyến tiền liệt là gì? Chức năng của nó như thế nào?

Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ với kíchcỡ bằng quả óc chó và là một phầncủa hệ thống sinh dục nam.

Tuyến tiền liệt nằm ở ngay dưới bàng quang và phía trước trực tràng. Tuyến bao quanh phần đầu tiên của niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài). Nói cách khác, phần đầu tiên của niệu đạo (dài khoảng 3cm) chạy qua tuyến này.

Tuyến tiền liệt là một cơ quan sinh dục nam. Tuyến tiết ra chất dịch để nuôi dưỡng và đưa tinh trùng vào niệu đạo trong quá trình xuất tinh.

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là gì?

“Tuyến tiền liệt lành tính” nghĩa là các vấn đề về tuyến tiền liệt không phải do ung thư gây nên và “tăng sản” có nghĩa là sự to ra.

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt lành tính là sự to ra của tuyến tiền liệtkhông phải do ung thư xảy ra ở hầu hết nam giới có tuổi. Khi tuổi cao, tuyến tiền liệt sẽ từ từ to ra. Tuyến tiền liệt to sẽ chèn ép niệu đạo, chặn dòng nước tiểu và gây ra nhiều vấn đề khi đi tiểu. Do niệu đạo bị thu hẹp, dòng chảy của nước tiểu trở nên chậm hơn và yếu hơn.

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là một bệnh ở nam giới lớn tuổi

Triệu chứng

Triệu chứng củatăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Các triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thường bắt đầu sau 50 tuổi. Hơn một nửa số nam giới trong độ tuổi 60 và có tới 90% nam giới trong độ tuổi 70 và 80 có những triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Hầu hết các triệu chứng khởi phát từ từ và nặng lên theo thời gian. Các triệu chứng thường gặp nhất của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là:

  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là về đêm. Đây thường là triệu chứng rất sớm.
  • Dòng nước tiểu chậm hoặc yếu.
  • Khó khăn hoặc phải rặn khi bắt đầu đi tiểu, kể cả khi bàng quang căng cứng.
  • Phải vội đi tiểu ngay lập tức là triệu chứng gây khó chịu nhất.
  • Phải rặn khi đi tiểu.
  • Dòng nước tiểu ngắt quãng.
  • Són tiểu hoặc tiểu lắt nhắt khi kết thúc tiểu tiện. Các giọt nước tiểu vẫnrơi ra kể cả sau khi tiểu gây ướt quần lót.
  • Bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn.

Biến chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt nặng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng sau một thời gian ở một vài bệnh nhân, nếu không được chữa trị. Các biến chứng thường gặp của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là:

  • Bí tiểu cấp: tăng sản lành tính tuyến tiền liệt nặng không được điều trị sau một thời gian có thể đột ngột gây tắc hoàn toàn dòng nước tiểu và thường gây đau. Những bệnh nhân này cần được đặt t ống thông để tháo nước tiểu ra khỏi bàng quang.
  • Bí tiểu mạn: tắc nghẽn một phần dòng nước tiểu trong một thời gian dài có thể gây bí tiểu mạn tính. Bí tiểu mạn tính ít đau hơn và thể hiện qua việc tăng thể tích nước tiểu tồn dư. Lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu được gọi là nước tiểu tồn dư.Biểu hiện của nước tiểu tồn dư là bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn hoặc bệnh nhân hay đi tiểu vặt, ít một.
  • Tổn thương bàng quang và thận: bí tiểu mạn làm căng cơ thành bàng quang. Về lâu dài bàng quang trở nên yếu và không co bóp được tốt.

    Thể tích nước tiểu tồn dư lớn gây tăng áp lực trong bàng quang. Áp lực lớn ở bàng quang có thể làm nước tiểu bị đẩy ngược lên niệu quản và lên thận.Niệu quản và thận bị đầy nước tiểu có thể dẫn đến suy thận.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi bàng quang: không thải hết được nước tiểu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và hình thành sỏi bàng quang.
  • Lưu ý là tăng sản lành tính tuyến tiền liệt không gây tăng nguy cơ ung thưtuyến tiền liệt.
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt gây yếu dòng nước tiểu và đi tiểu thường xuyên, đặc biệt về đêm.

Chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Khi tiền sử bệnh sử và các triệu chứng gợi ý có tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, các xét nghiệm được làm để xác định hoặc loại trừ bệnh gồm:

  • Thăm trực tràng (bằng ngón tay): Để thăm trực tràng, bác sĩ đưa một ngón tayđeo găng được bôi trơn nhẹ nhàng vào trực tràng của bệnh nhân để sờ bề mặt của tuyến tiền liệt qua thành trực tràng.

    Thăm trực tràng cho bệnh nhân có tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thấy tuyến tiền liệt to ra, nhẵn và có mật độ chắc. Nếu cảm thấytuyến tiền liệt cứng, có từng cục, gồ ghềkhi thăm trực tràng cần nghi ngờ ung thư hoặc vôi hóa tuyến tiền liệt.

  • Siêu âm và đo nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu: Siêu âm có thể ước lượng được kích thước của tuyến tiền liệt và phát hiện ra những vấn đề khác như ung thư, giãn niệu quản và áp xe thận.

    Siêu âm cũng được sử dụng để xác định được số lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu.Thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu dưới 50 ml chứng tỏ bàng quang đã được làm rỗng đủ. Thể tích nước tiểu tồn dư sau đi tiểu từ 100 đến 200 ml hoặc hơn được coi là có ý nghĩa và đòi hỏi phải đánh giá tiếp.

Thăm trực tràng bằng ngón tay và siêu âm là hai thăm dò quan trọng nhất để chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

  • Chỉ số hay Thang điểm triệu chứng tuyến tiền liệt: Hệ thống cho điểm quốc tế về Triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS) hay chỉ số triệu chứng của Hiệp hội tiếu niệu Hoa Kỳ (AUA) giúp chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.Trong phương thức chẩn đoán này, bệnh nhân được hỏi về các triệu chứng thường gặp của tăng sản lành tính tuyền tiền liệt.Các câu trả lời sau đó được chấm điểm, và dựa trên cơ sở điểm triệu chứng được tính ra, người ta đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
  • Các xét nghiệm: Các xét nghiệm không giúp chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt mà giúp chẩn đoán các biến chứng liên quan và loại trừ các vấn đề với biểu hiện tương tự. Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định nhiễm trùng và xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng thận.

    Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là một xét nghiệm máu để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

  • Các thăm dò khác Các thăm dò khác nhau để chẩn đoán hoặc loại trừ chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bao gồm đo dòng niệu, nghiên cứu niệu động học, nội soi bàng quang, sinh thiết tuyến tiền liệt, chụp X quang bể thận có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính đường tiết niệu và chụp bể thận - niệu quản ngược dòng. tuyến tiền liệt, chụp X quang bể thận có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính đường tiết niệu và chụp bể thận - niệu quản ngược dòng.
Xét nghiệm máu PSA là một xét nghiệm sàng lọc quan trọng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến

Thay đổi lối sống và điều trị nội khoa

Liệu một người có triệu chứng tăng sản lành tính tuyến tiền liệtcó thể bị ung thưtuyến tiền liệt không? Làm thế nào để chẩn đoán ung thưtuyến tiền liệt?

Có.Nhiều triệu chứng của ung thưtuyến tiền liệt và tăng sản lành tính tuyến tiền liệt tương tự nhau, vì vậy không thể phân biệt được hai bệnh lý này nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt không liên quan đến ung thưtuyến tiền liệt. Ba xét nghiệm quan trọng nhất có thể xác định được ung thưtuyến tiền liệt là thăm trực tràng bằng ngón tay, xét nghiệm máu làm PSA và sinh thiết tuyến tiền liệt.

Điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt

Các yếu tố để xác định lựa chọn điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bao gồm mức độ của các triệu chứng, mức độảnh hưởng của triệu chứng đến cuộc sống hàng ngày, và có các bệnh nội khoa liên quan. Mục tiêu của điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt gồm giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sống, giảm lượng nước tiểu tồn dư và ngăn ngừa các biến chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.

Có ba lựa chọn điều trị:

A. Chờ đợi có theo dõi và thay đổi lối sống (không điều trị)

B. Điều trị nội khoa

C. Điều trị ngoại khoa

Nhiều triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt và tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là tương tự nhau. Cần thăm dò kỹ để chẩn đoán chính xác.

A. Chờ đợi có theo dõi và thay đổi lối sống (không điều trị)

“Chờ đợi và theo dõi” mà không điều trị gì là cách nhiều người ưa chọn, khi triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc không gây phiền hà. Chờ đợi có theo dõi không có nghĩa là chỉ chờ và không làm gì để giảm bớt các triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Trong khi chờ đợi có theo dõi, người bệnh cần thay đổi lối sống để giảm bớt các triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và phải kiểm tra định kỳ hàng năm để xem liệu các triệu chứng có cải thiện khônghay nặng lên.

  • Hãy thay đổi những thói quen đi tiểu và trong việcuống nước.
  • Nên đi tiểu thường xuyên. Không nhịn tiểu trong thời gian dài. Đi tiểu ngay khi buồn tiểu.
  • Tiểuhai lần. Có nghĩa là đi tiểu hai lần liên tiếp. Lần đầu tiên hãy làm rỗng bàng quang theo cách bình thường thả lỏng, đợi một chút, và cố gắng đi tiểu tiếp. Đừng rặn hay cố đi tiểu.
  • Tránh dùng đồ uống có cồn và caffeine vào buổi chiều tối. Cả hai đồ uống này đều có thể ảnh hưởng đến trương lực cơ bàng quang, và đều kích thích thận tạo nước tiểu, dẫn đến tiểu đêm.
  • Tránh uống quá nhiều nước (uống dưới 3 lít nước mỗi ngày). Thay vì uống nhiều nước một lúc, chia đều nước ra làm nhiều lần trong ngày.
  • Giảm uống nước vài tiếng trước khi đi ngủ hay trước khi đi ra ngoài.
  • KHÔNG sử dụng các loại thuốc chữa cảm cúm hay thuốc chữa viêm xoang bán tự do không cần đơn có chứa các chất giảm xung huyết hay kháng histamine. Những loại thuốc này có thể làm triệu chứng nặng lên hoặc gây bí tiểu.
  • Thay đổi thời gian dùng thuốc làm tăng lượng nước tiểu (ví dụ thuốc lợi tiểu).
  • Giữ ấm và tập thể dục thường xuyên. Thời tiết lạnh hay ít hoạt động thể lực có thể làm triệu chứng nặng lên.
  • Học và thực hiện các bài tập tăng cường cơ vùng chậu vì sẽ giúp phòng ngừa rỉ nước tiểu. Các bài tập này làm cơ sàn chậu khỏe hơn, giúp cho việc đỡ bàng quang và đóng cơ thắt tốt hơn. Các bài tập bao gồm việc liên tục co và thả lỏng các cơ chậu
Có thể xử lý tăng sản lành tính tuyến tiền liệtvới các triệu chứng nhẹ bằng cách chờ đợi có theo dõi và thay đổi lối sống mà không cần điều trị nội khoa.

  • Rèn luyện bàng quang bằng cách đi tiểu vào giờ nhất định và tiểu hết. Cố gắng đi tiểu đều đặn.
  • Điều trị táo bón
  • Giảm căng thẳng. Lo lắng và cẳng thẳng có thể khiến phải đi tiểu thường xuyên hơn.

B. Điều trị nội khoa

Bệnh nhân thường ưa dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt mức độ từ nhẹ đến vừa. Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng chính rõ rệt ở khoảng hai phần ba những người được điều trị. Có hai nhóm thuốc dành cho tuyến tiền liệt to: nhóm ức chế alpha và nhóm kháng androgens (ức chế enzyme 5-alpha-reductase).

  • Nhómthuốc ức chế alpha (tamsulosin, alfuzosin, terazosin, và doxazosin) là những loại thuốc làm giãn các cơ bên trong và bao quanh tuyến tiền liệt, giảm tắc nghẽn và giúp nước tiểu chảy ra dễ hơn. Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm thuốc ức chế alpha là gây đau đầu nhẹ, chóng mặt và mệt.
  • Nhóm thuốc ức chế 5-alpha-reductase (finasteride và dutasteride) là những thuốc có thể làm giảm kích thước tuyến tiền liệt. Những thuốc này giúp tăng lưu lượng nước tiểu và giảm các triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Thuốc không có tác dụng nhanh như nhóm ức chế alpha (cải thiện trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị) và thường có tác dụng tốt nhất ở những người có tuyến tiền liệt rất to.Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm thuốc ức chế 5-alpha-reductase là ảnh hưởng đến việc cương dương và xuất tinh, giảm ham muốn tình dục và liệt dương.
  • Điều trị phối hợp: Thuốc ức chế alpha và thuốc ức chế alpha-reductase có cơ chế tác dụng khác nhau và cótác dụng cộng hợp khi được dùng đồng thời.Vì vậy việc phối hợp cả hai loại thuốc giúp cải thiện đáng kể triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt so với chỉ dùng từng loại.Điều trị phối hợp được khuyến cáo cho những người có triệu chứng mức độ nặng, tuyến tiền liệt to và không đáp ứngvới liều ức chế alpha cao nhất.
Điều trị nội khoa bảo tồn được ưa chọn khi triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ở mức từ nhẹ đến vừa. Tốt nhất nên tránh phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa

A. Điều trị ngoại khoa

Điều trịngoại khoa được khuyến cáo cho những người có:

  • Triệu chứng gây phiền hà, mức độ vừa đến nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Bí tiểu cấp.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn.
  • Đái máu dai dẳng hoặc tái diễn.
  • Suy thận do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
  • Sỏi bàng quang kèm theo tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
  • Tăng thể tích nước tiểu tồn dư hoặc lượng nước tiểu tồn dư nhiều.

Điều trị ngoại khoa có thể phân thành 2 nhóm: can thiệp phẫu thuật và điều trị xâm lấn tối thiểu. Can thiệp phẫu thuật tiêu chuẩn là cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo. Hiện nay một số phương pháp phẫu thuật mới hơn đang đượcáp dụng cho điều trị tuyến tiền liệt có kích thước từ nhỏ đến vừa, với mục tiêu đạt được các kết quả tương tự như phẫu thuật qua niệu đạo nhưng ít biến chứng hơn và chi phí thấp hơn.

Các triệu chứng BPH trầm trọng, bí tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát và suy thận đòi hỏi phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Can thiệp phẫu thuật

Các can thiệp phẫu thuật cụ thể thường được áp dụng là cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo, xẻ tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo và mổ mở cắt tuyến tiền liệt.

1. Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo

Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo vẫn là phương pháp điều trị ngoại khoa đạt tiêu chuẩn vàng và hiệu quả hơn điều trị thuốc.Phương pháp này làm giảm tắc nghẽn đường tiết niệu ít nhất là ở 85 đến 90% trường hợp, và sự cải thiện thường kéo dài.Đây là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, được bác sỹ tiết niệu thực hiện, để lấy đi phần tuyến ngăn chặn dòng nước tiểu.Kỹ thuật không đòi hỏi phải rạch da hay mũi khâu nào, nhưng bệnh nhân cần phải nằm viện.

Trước phẫu thuật

  • Trước khi tiến hành phẫu thuật, đảm bảo người bệnh phải phù hợp.
  • Yêu cầu người bệnh dừng hút thuốc vì hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùnghô hấp và nhiễm trùng vết thương, và có thể làm chậm hồi phục.
  • Yêu cầu người bệnh dừng thuốc chống đông (như warfarin, aspirin và clopidogrel).

Trong phẫu thuật

  • Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo thường mất khoảng 60 - 90 phút.
  • Phẫu thuật thường được thực hiện dưới gây tê tủy sống. Kháng sinh được dùng để phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Trong cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo, bác sĩ luồn dụng cụ cắt có ống soi vào niệu đạo để cắt bỏ tuyến tiền liệt.
  • Dụng cụ cắt có ống soi có đèn và camera để quan sát, một móc điện để cắt mô và đốt cầm máu, và một ống dẫn dịch rửa bàng quang.
  • Mô tuyến tiền liệt được cắt bỏ trong phẫu thuật sẽ được gửi đi làm xét nghiệm mô bệnh học để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt.
Phương pháp điều trị ngoại khoa tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hiệu quả và phổ biến nhất là cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo

Sau phẫu thuật

  • Bệnh nhân thường phải nằm viện trong 2 - 3 ngày sau can thiệp.
  • Sau phẫu thuật, một ống thông tiểu ba nòng lớn được đưa vào bàng quang qua niệu đạo.
  • Dung dịch rửa bàng quang được nối với ống thông để rửa và dẫn lưu bàng quang liên tục trong khoảng 12-24 giờ.
  • Rửa bàng quang giúp làm sạch máu hoặc cục máu đông sau thủ thuật.
  • Khi trong nước tiểu không còn máu hay cục máu đông, ống thông tiểu sẽ được rút ra.

Tư vấn sau phẫu thuật

Các biện pháp giúp sớm hồi phục sau cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo:

  • Uống nhiều nước để xả nước tiểu ra khỏi bàng quang.
  • Tránh táo bón và rặn khi đại tiện. Rặn có thể làm chảy máu nhiều hơn. Nếu bị táo bón, hãy uống thuốc nhuận tràng trong một vài ngày.
  • Khôbắt đầu lại thuốc chống đông mà không có chỉ định của bác sỹ.
  • Tránh nâng vật nặng hoặc hoạt động mạnh trong 4-6 tuần.
  • Tránh sinh hoạt tình dục trong 4-6 tuần sau phẫu thuật.
  • Tránh dùngđồ uống có cồn, caffeine, và thứcăn cay.
Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo được thực hiện dưới gây tê tủy sống không làm bệnh nhân mất ý thức, vì vậy, thời gian nằm viện ngắn hơn.

Các biến chứng có thể xảy ra

  • Các biến chứng tức thì thường gặp là chảy máu và nhiễm trùng đường tiết niệu; các biến chứng ít gặp hơn gồm hội chứng cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo và các vấn đề do phẫu thuật.
  • Các biến chứng tiếp theo của cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo gồm chít hẹp niệu dạo, phóng tinh ngược, tiểu không tự chủ và liệt dương.
  • Phóng tinh vào bàng quang (xuất tinh ngược) là hậu quả thường gặp của cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo, xảy ra ở khoảng 70% trường hợp. Điều này không ảnh hưởng đến chức năng tình dục hay khoái cảm nhưng sẽ gây vô sinh.
  • Các yếu tố gây tăng nguy cơ bị biến chứng gồm béo phì, hút thuốc, lạm dụng đồ uống có cồn, suy dinh dưỡng và đái tháo đường.

Sau khi ra viện, cần khám bác sĩ ngay nếu thấy:

  • Tiểu khó hoặc không thể đi tiểu.
  • Đau dữ dội và không đỡ ngay cả sau khi dùng thuốc.
  • Chảy máu và có các cục máu đông lớn gây tắc ống thông tiểu.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng, gồm sốt hoặc rét run.

2. Xẻ tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo

Xẻ tuyến tiền liệt qua đường niệu đạolà một can thiệp khác, bên cạnh cắt tuyến tiền liệt cho người có tuyến tiền liệt nhỏ hơn hoặccó tình trạng sức khỏe rất kém, không phù hợp với cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo.

Chuẩn bị cho can thiệp xẻ tuyến tiền liệt cũng tương tự như cắt tuyến tiền liệt, nhưng thay vì lấy bỏ mô tuyến,bác sĩ xẻ từ hai đường sâu trở lên dọc theotuyến tiền liệt. Đườngxẻ này giúp mở rộng niệu đạo, giảm áp lực lên niệu đạo và cải thiện dòng nước tiểu.

Xuất tinh vào bàng quang là biến chứng thường gặp của cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo gây vô sinh.

Ưu điểm của xẻ tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo là mất ít máu hơn, giảm biến chứng do phẫu thuật, thời gian nằm viện và thời gian hồi phục ngắn hơn; nguy cơ xuất tinh ngược và tiểu không tự chủthấp hơn so với cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo. Tuy nhiên, phương pháp này ít hiệu quả hơn so với cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo trong việc làm giảm triệu chứng và/hoặc các triệu chứng tái phát nhanh hơn sau khoảng thời gian ngắn hơn. Xẻ tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo không phải là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với tuyến tiền liệt có kích thước lớn.

3. Mổ mở cắt tuyến tiền liệt

Mổ mở cắt tuyến tiền liệt là loại phẫu thuật phải mở bụng để lấy bỏ tuyến tiền liệt.Với nhiều lựa chọn hiệu quả và ít xâm lấn hơn, mổ mở cắt tuyến tiền liệt hiếm khi được sử dụng để điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.

Mổ mở cắt tuyến tiền liệt chỉ dành cho một số ít bệnh nhân có tuyến tiền liệt rất to và những bệnh nhân có thêm các vấn đề khác cần được điều trị đồng thời trong quá trình phẫu thuật.

Điều trị xâm lấn tối thiểu

Các phương pháp xâm lấn tối thiểu ít gây đau đớn nhất. Với công nghệ hiện đại và qua nghiên cứu, điều trị xâm lấn tối thiểu nhằm mục đích điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thông qua các thủ thuật đơn giản hơn và ít biến chứng hơn.

Các phương thức điều trị này thường sử dụng nhiệt, tia laser, hoặc bốc hơi để lấy bỏ mô tuyến. Tất cả những phương pháp điều trị này đều tiếp cận qua đường niệu đạo (đi qua niệu đạo trong dương vật).

Ưu điểm của điều trị xâm lấn tối thiểu gồm: thời gian nằm viện ngắn hơn, vô cảm tối thiểu, ít nguy cơ và ít biến chứng hơn phương pháp phẫu thuật tuyến tiền liệt tiêu chuẩn, và thời gian bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Xẻ tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo được sử dụng thay cho cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo ở những người có tuyến tiền liệt nhỏ hơn hoặc có nguy cơ cao không phù hợp với cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo

Nhược điểm của các phương pháp này là: ít hiệu quả hơn cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo tiêu chuẩn, dễ phải phẫu thuật lại sau 5 hoặc 10 năm, không có mô tuyến tiền liệt để xét nghiệm mô bệnh học (để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt tiềm ẩn) và còn ít các nghiên cứu dài hạn về tính an toàn và hiệu quả. Một hạn chế quan trọng nữa là điều trị xâm lấn tối thiểu khó khả thi ở phần lớn các nước đang phát triển và chi phí cao hơn.

Các phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu dành cho tăng sản lành tính tuyến tiền liệt gồm đốt nhiệt vi sóng qua niệu đạo, làm đông bằng kim xuyên niệu đạo, liệu pháp áp nhiệt nhờ nước, đặt stent tuyến tiền liệt và cắt laser qua niệu đạo.

1. Đốt nhiệt vi sóng qua niệu đạo: Trongthủ thuật này, nhiệt vi sóng được sử dụng để đốt cháy mô tuyến làm tắc nghẽn dòng nước tiểu.

2. Làm đông bằng kim xuyên niệu đạo: Trong thủ thuật này, năng lượng sóng cao tần được sử dụng để làm đông và gây hoại tử mô tuyến làm tắc nghẽn dòng nước tiểu.

3. Liệu pháp áp nhiệt nhờ nước: Trong kỹ thuật này, nhiệt từ nước nóng gây đông và hoại tử mô tuyến.

4. Đặt stent tuyến tiền liệt: Trong kỹ thuật này, stent được đặt vào nơi bị hẹp của niệu đạo tuyến tiền liệt. Stent giữ cho đường niệu đạo mở và cho phép nước tiểu dễ dàng đi qua.Stent là thiết bị bằng sợi titan dạng lò xo hoặc cuộn rất linh hoạt, tự mở rộng được.

5. Đốt laser qua niệu đạo: Trong kỹ thuật này, năng lượng laser phá hủy các phần tuyến tiền liệt gây nghẽn bằng cách đốt nóng.

Ưu điểm của điều trị xâm lấn tối thiểu: ít nguy cơ và thời gian nằm viện ngắn hơn; Quan ngại: chi phí-hiệu quả và tính an toàn dài hạn.
Khi nào bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt nên khám bác sĩ?

Bệnh nhân có tăng sản lành tính tuyến tiền liệt nên khám bác sĩ trong trường hợp:

  • Hoàn toàn không thể đi tiểu.
  • Đau hoặc bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, hoặc sốt kèm rét run.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Tiểu không kiểm soát được gây ướt quần lót.
Đặt stent tuyến tiền liệt là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả khi thuốc không còn tác dụng và phẫu thuật bị chống chỉ định.