Câu nói của người xưa: “Một mũi khâu đúng lúc sẽ tiết kiệm chín mũi khâu khác” rất đúng cho việc điều trị các bệnh thận. Bệnh thận mạn không thể chữa khỏi hoàn toàn và nếu không được chữa thì có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối. Như đã đề cập ở những chương trước, một người bị bệnh thận mạn có thể không có triệu chứng gì của bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh thận được chẩn đoán sớm, việc điều trị phù hợp có thể làm bệnh ổn định hoặc chậm tiến triển đến giai đoạn cuối. Do vậy, bất kể khi nào bạn nghi mình có bệnh thận, chúng tôi khuyến cáo bạn đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán bệnh sớm.
Những ai nên được kiểm tra thận? Những ai có nguy cơ mắc bệnh thận cao?
Ai cũng có thể mắc bệnh thận, nhưng những người có các vấn đề dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Có triệu chứng của bệnh thận.
- Đái tháo đường.
- Khó kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thân, đái tháo đường và tăng huyết áp.
- Hút thuốc lá lâu năm, béo phì và/ hoặc người già (trên 60 tuổi).
- Thường xuyên uống các thuốc giảm đau. VD: thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen,…
- Dị tật bẩm sinh đường tiết niệu.
- Sàng lọc những người có nguy cơ cao giúp phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh thận.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh thận? Những xét nghiệm nào thường được làm?
Để chẩn đoán các vấn đề khác nhau của thận, bác sĩ phải khai thác chi tiết bệnh sử, tiền sử; thăm khám kỹ bệnh nhân; kiểm tra huyết áp và đưa ra lời khuyên về những xét nghiệm phù hợp. Những xét nghiệm thường được làm và hữu ích nhất là xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và các thăm dò chẩn đoán hình ảnh.
Giai đoạn sớm của bệnh thận mạn thường không có triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm mới giúp phát hiện được bệnh.
1. Xét nghiệm nước tiểu
Những xét nghiệm nước tiểu khác nhau cung cấp những thông tin quan trọng cho việc chẩn đoán các vấn đề khác nhau của bệnh thận.
Tổng phân tích nước tiểu thường quy
- Đây là một xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền và rất có giá trị chẩn đoán.
- Bất thường trong tổng phân tích nước tiểu thường quy cung cấp những thông tin chẩn đoán quan trọng nhưng kết quả bỉnh thường không thể loại trừ chẩn đoán.
- Có protein trong nước tiểu (protein niệu) gặp trong rất ngiều bệnh thận. Không bao giờ được bỏ qua dấu hiệu này. Có protein niệu có thể là dấu hiệu đầu tiên, sớm nhất và là dấu hiệu duy nhất của bệnh thận mạn (và thậm chí là bệnh tim). Ví dụ, protein niệu là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thận do đái tháo đường.
- Có tế bào mủ trong nước tiểu chỉ điểm nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Có protein và hồng cầu trong nước tiểu là dấu hiệu then chốt để chẩn đoán bệnh viêm thận (ví dụ viêm cầu thận).
Albumin niệu vi thể
Albumin niệu vi thể có nghĩa là có một lượng protein rất nhỏ xuất hiệu trong nước tiểu. Xét nghiệm này cung cấp những thông tin đầu tiên và sớm nhất để chẩn đoán bệnh thận do đái tháo đường. Ở giai đoạn này, bệnh có khả năng hồi phục khi được điều trị phù hợp và tỉ mỉ.
Các xét nghiệm nước tiểu khác
- Xét nghiệm protein nước tiểu trong 24 giờ: Đây là xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân có protein trong nước tiểu để đo tổng lượng protein mất trong 24 giờ. Xét nghiệm này rất hữu ích để đánh giá mức độ nặng bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị đối với việc mất protein.
- Cấy nước tiểu và kháng sinh đồ: Xét nghiệm này cho thông tin về loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, giúp lựa chọn loại kháng sinh phù hợp để điều trị. Có thể mất 48-72 giờ để có kết quả cuối cùng.
- Xét nghiệm nước tiểu tìm trực khuẩn lao: Xét nghiệm này giúp chẩn đoán lao đường tiết niệu.
Tổng phân tích nước tiểu thường quy rất quan trọng giúp phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh thận
2. Xét nghiệm máu
Rất nhiều xét nghiệm máu cần thiết cho việc chẩn đoán nhiều bệnh thận.
- Creatinin và Urê
Nồng độ creatinine và urê trong máu phản ánh chức năng thận. Creatinin và urê là 2 sản phẩm được thận đào thải ra khỏi cơ thể. Khi chức năng thận giảm, nồng độ 2 chất này trong máu tăng. Giá trị bình thường của creatin huyết thanh là 0.9 - 1.4 mg/dl và của urê là 20 - 40 mg/dl. Chỉ số trong máu tăng gợi ý thận bị tổn thương. Chỉ số creatinine phản ánh tình trạng chức năng thận chính xác hơn so với chỉ số urê máu.
- Hemoglobin
Thận bình thường giúp điều hoà sản xuất hồng cầu. Hồng cầu chứa Hemoglobin. Khi hemoglobin thấp thì gọi là thiếu máu. Thiếu máu là một dấu hiệu thường gặp và quan trọng của bệnh thận mạn. Tuy nhiên, thiếu máu có thể thường gặp ở nhiều bệnh khác. Như vậy, thiếu máu không phải là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán các bệnh thận
- Các xét nghiệm máu khác
Nhiều xét nghiệm máu khác được sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh thận bao gồm: đường máu, albumin huyết thanh, cholestẻol, điện giải (Na+, K+ và Cl-) Canxi, Phospho, bicarrbonate, hiệu giá ASO, nồng độ bổ thể v.v…
Creatinine huyết thanh là xét nghiệm máu chuẩn thường quy để sàng lọc và theo dõi bệnh thận.
3. Thăm dò chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm thận
Siêu âm thận là thăm dò đơn giản, hữu ích, nhanh và an toàn (không bị chiếu tia), cho những thông tin có giá trị như kích thước thận, hình ảnh nang, sỏi, khối u. Siêu âm cũng có thể phát hiện tắc nghẽn dòng nước tiểu trên đường tiết niệu. Ở giai đoạn muộn của bệnh thận mạn hoặc giai đoạn cuối kích thước hai thận có thể nhỏ đi.
- Chúp X quang bụng
Xét nghiệm này hữu ích trong việc chẩn đoán sỏi chứa canxi trong hệ thống tiết niệu.
- Chụp X quang hệ tiết niệu có tiêm cản quang tĩnh mạch
(IVU) là một thăm dò X quang chuyên biệt. Người ta tiêm thuốc cản quang chứa iod vào tĩnh mạch tay. Chất cản quan sẽ đi qua thận và được bài xuất ra nước tiểu. Đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang) sẽ trở thành cản quang, cho phép hiện hình toàn bộ đường tiết niệu. Một loạt phim X quang được chụp tại những thời điểm cụ thể có thể nhìn tổng quát cấu trúc giải phẫu của hệ thống tiết niệu. IVU có thể phát hiện những bệnh lý như: sỏi, tắc nghẽn, khối u và bất thường cấu trúc và chức năng thận.
Trong trường hợp bệnh thận mạn giai đoạn muộn, chụp IVU thường không được khuyến cáo vì thuốc cản quang có thể gây thương tổn và làm giảm thêm chức năng vốn đã suy giảm của thận. Khi thận suy, việc bài xuất thuốc cản
quang có thể không đầy đủ. IVU cũng không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai. Do hiện có siêu âm và chụp CT, ngày nay IVU ngày càng ít được sử dụng.
Xét nghiệm sàng lọc quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh thân là tổng phân tích nước tiểu, creatinine huyết thanh và siêu âm thận.
- Chụp bàng quang niệu đạo thì đi tiểu
Chụp bàng quang niệu đạo thì đi tiểu thường được sử dụng để đánh giá nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em. Trong thăm dò chuyên biệt này, người ta bơm thuốc cản quang vào bàng quang qua một ống thông tiểu trong điều kiện vô trùng. Sau khi làm đầy bàng quang, ống thông tiểu được rút ra và bệnh nhân được yêu cầu đi tiểu. Loạt phim được chụp trong quá trình đi tiểu sẽ cho thấy hình thể bàng quang và niệu đạo. Thăm dò này rất hữu ích trong chẩn đoán trào ngược nước tiểu lên niệu quản và lên thận (được biết đến như là phụt ngược bàng quang-niệu quản) cũng như xác định những cấu trúc bất thường của bàng quang và niệu đạo.
- Những thăm dò hình ảnh khác
Trong điều kiện đặc biệt, để chẩn đoán một số bệnh thận, các thăm dò khác có thể hữu ích, như: Chụp CT thận và đường tiết niệu, siêu âm Doppler thận, thăm dò với đồng vị phóng xạ, chụp mạch thận, chụp bể thận xuôi dòng và ngược dòng…
Siêu âm thận là thăm dò đơn giản và an toàn thuường được sử dụng để đánh giá kích thước, hình dạng và vị trí của thận.
4. Những xét nghiệm đặc biệt khác
Sinh thiết thận , nội soi bàng quang và đo niệu động học là những thăm dò đặc biệt, cần thiết để chẩn đoán chính xác một số vấn đề của thận.
là một thăm dò quan trọng giúp chẩn đoán một số bệnh thận như viêm cầu thận, một số bệnh lý ống kẽ thận...
Sinh thiết thận là gì?
Trong sinh thiết thận, một mảnh nhỏ nhu mô thận được lấy ra bằng một kim và được đánn giá dưới kính hiển vi. Sinh thiết thận được sử dụng để chẩn đoán chính xác bản chất một số bệnh thận, như viêm cầu thận và một số bệnh lý ống kẽ thận…
Khi nào nên sinh thiết thận?
Trong một số trường hợp việc khai thác bệnh sử tiền sử chi tiết, khám lâm sàng và các xét nghiệm thăm dò thường quy không đưa ra được chẩn đoán phù hợp. Khi đó sinh thiết thận có thể cung cấp thông tin bổ sung, giúp đưa ra chẩn đoán chính xác.
Sinh thiết thận có ích gì?
Sinh thiết thận giúp đưa ra chẩn đoán cụ thể một số bệnh thận chưa rõ rang, như viêm cầu thận và một số bệnh lý ống kẽ thận… Nhờ đó, bác sĩ chuyên ngành thận có thể lập kế hoạch về chiến lược điều trị hiệu quả, hướng dẫn bệnh nhân và gia đình họ hiểu hơn về mức độ nặng và tiến triển bệnh.
Có các kỹ thuật sinh thiết thận nào?
Phương pháp thường được làm nhất là sinh thiết bằng kim qua da (thường dưới hướng dẫn của điện quang). Người ta đưa một kim sinh thiết long rỗng qua da vào thận. Một phương pháp khác ít khi được tiến hành hơn là sinh thiết mở, đòi hỏi phải tiến hành phẫu thuật (trong phòng mổ).
Sinh thiết thận tiến hành như thế nào?
- Bệnh nhân được nhập viện và được thảo luận để chấp nhận thủ thuật.
- Trước khi sinh thiết, cần đảm bảo huyết áp và xét nghiệm đông máu bình thuường. Khuyến cáo ngừng sử dụng thuốc chống đông máu (ví dụ aspirin và clopidrogel) trước ngày làm thủ thuật ít nhất 1-2 tuần.
Sinh thiết thận được thực hiện để chẩn đoán một số bệnh thận như viêm cầu thận, một số bệnh lý ống kẽ thận, ...
- Siêu âm hoặc chụp CT được thực hiện để xác định vị trí của thận và xác định chính xác vị trí sinh thiết.
- Bệnh nhân nằm sấp, kê gối hoặc khăn ở dưới bụng để nâng bụng. Bệnh nhân tỉnh hoàn toàn trong suốt thời gian tiến hành thủ thuật. Ở trẻ nhỏ, sinh thiết thận được thực hiện dưới gây mê.
- Sau khi sát trùng da đúng cách, vị trí sinh thiết được gây tê tại chỗ để giảm đau và khó chịu.
- Sử dụng kim sinh thiết có long rỗng lấy ra 2-3 sợi nhỏ từ thận. Bệnh phẩm được gửi đến khoa giải phẫu bệnh để tiến hành xét nghiệm mô bệnh học.
- Sau khi sinh thiết, tiến hành băng ép ở vị trí sinh thiết để cầm máu. Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường trong vòng 6-12 tiếng và thường được xuất viện ngày hôm sau.
- Bệnh nhân được khuyên nên tránh các công việc nặng hay tập luyện trong vòng ít nhất 2-4 tuần sau thủ thuật sinh thiết thận.
Sinh thiết thận có rủi ro gì không?
Cũng như những thủ thuật ngoại khoa khác, biến chứng có thể xảy ra ở một vài bệnh nhân sau sinh thiết thận. Đau nhẹ hay khó chịu ở vị trí chọc kim; có thể tiểu đỏ một đến hai lần, tuy nhiên những dấu hiệu này thường sẽ tự hết. Một sô rất ít trường hợp có thể chảy máu kéo dài hơn, có thể phải truyền máu. Một số vô cùng ít các trường hợp hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt xảy ra tình trạng chảy máu dai dẳng và nghiêm trọng, có thể cần phải cắt thận cấp cứu.
Đôi khi, mô thận lấy được qua sinh thiết lại không đủ cho chẩn đoán (khoảng 1 trên 20 bệnh nhân). Trong trường hợp này có thể phải tiến hành sinh thiết lại.
SInh thiết thận thường được thực hiện bằng việc sử dụng kim lòng rỗng nhỏ trên bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn.