Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của con người.Rối loạn chức năng thận cóthể dẫn đến các bệnh lý nghiệm trọng hoặc thậm chí là tử vong. Mỗi thận đều có cấu trúc và chức năng rất phức tạp. Thận có 2 chức năng quan trọng: (1) đào thải các sản phẩm độc hại và (2) duy trì cân bằng nước, dịch, chất khoáng, các chất hoá học như điện giải (Na+, Ka+,…)
Cấu trúc của thận
Thận sản xuất ra nước tiểu khi đào thải các sản phẩm độc hại và nước thừa ra khỏi cơ thể.Nước tiểu được thận tạo ra sẽ đi qua niệu quản xuống bàng quang, trước khi được đào thải ra ngoài qua niệu đạo.
- Thông thuường, mỗi người (cả nam và nữ) có 2 quả thận.
- Thận nằm ở phía trên vàmặt sau của ổ bụng ở hai bên cột sống (xem sơ đồ). Thận được các xương sườn dưới bảo vệ ở phía trước.
- Thận nằm sâu trong ổ bụng nên bình thường chúng ta không sờ thấy được.
- Thận có hình quả đậu. Ở người trưởng thành, mỗi thận nặng khoảng 150-170 gam, có chiều dài khoảng 10cm, chiều rộng 6cm và dày 4cm.
- Nước tiểu sau khi được tạo ra ở thận sẽ đi qua niệu quản xuống bàng quang. Mỗi niệu quản dài khoảng 25cm, có cấu trục dạng ống rỗng có các sợi cơ đặc biệt.
- Bàng quang là một tạng rỗng hình thành từ cơ, nằm ở phía dưới, phần trước của ổ bụng. Bàng quang là một bể chứa nước tiểu.
Vị trí, cấu trúc và chức năng của thận đều giống nhau ở nam và nữ
Ngoài. Đồng thời, thận cũng có vai trò điều hoà và duy trì cân bằng nước, acid và điện giải trong cơ thể
Chức năng của thận là gì?
Chức năng cơ bản nhất của thận là tạo ra nước tiểu và lọc sạch máu.Mỗi thận loại bỏ các chất thải, các chất hoá học không cần thiết cho cơ thể.Những chức năng quan trọng của thận sẽ được mô tả sau đây:
1. Loại bỏ các sản phẩm thừa trong cơ thể
Lọc sạch máu nhờ loại bỏ các chất thải là chức năng quan trọng nhất của thận.
Thức ăn mà chúng ta tiêu thụ có chứa protein. Protein cần thiết cho sự tang trưởng và sửa chữa cơ thể. Nhưng khi tiêu thụ protein, cơ thể sẽ tạo ra các chất thải.Việc tích luỹ và giữ lại những chất thải này cũng giống như việc tích trữ các chất độc trong cơ thể.Thận thực hiện việc lọc máu và các chất thải rồi đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
Creatinin and urelà 2 chất thải quan trọng nhấttrong máu mà người ta có thể đo được dễ dàng.Nồng độ hai chất này trong máu phản ánhchức năng thận. Khi suy cả hai thận, nộng độ của creatinine và ure trong máu sẽ tăng cao.
2. Loại bỏ dịch thừa trong cơ thể
Chức năng quan trọng thứ 2 của thận là điều hoà
cân bằng dịch thông qua bài xuất lượng nước thừa qua nước tiểu và giữ lại một lượng nước cần thiết trong cơ thể, đủ để duy trì sự sống.
Khi bị suy chức năng, thận sẽ mất khả năng đào thải nước thừa. Lượng nước thừa tích luỹ trong cơ thể sẽ gây phù.
3. Cân bằng điện giải và các chất hoá học
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà chất khoáng và các chất hoá học như Natri, Kali, Hydro, Can xi, Ma nhê, bicarbonate và duy trì các thành phần khác trong dịch cơ thể ở mức bình thường.
Thay đổi nồng độ Natri có thể ảnh hưởng đến trạng thái tính thần của cơ thể, còn thay đổi nống độ Kali có thể dẫn đến những tác dụng nguy hiểm nghiêm trọng về nhịp timvà chức năng cơ. Duy trì nồng độ Can xi và Phosphobình thường là rất quan trọng để cho xương và răng khỏe.
4. Điều hoà huyết áp
Thận sản xuất nhiều loại hormon (renin, angiotensin, aldosterone, prostagladin,..) giúp cân bằng muối nước trong cơ thể, điều này đóng vai trò sống còn trong việc duy trì huyết áp bình thường. Rối loạn sản xuất hormone và điều hoà muối nước ở bệnh nhân suy thận có thể gây tăng huyết áp.
5. Chức năng tạo hồng cầu
Erythropoietin là 1 hormon khác được thận sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu.Khi thận suy, sản xuất erythropoietin giảm, gây
giảm sản xuất hồng cầu, gây giảm nồng độ hemoglobin máu (thiếu máu).
Đây là lí do vì sao mà bệnh nhân suy thận không tăng được haemoglobin mặc dù được bổ sung sắt và các vitamin cần thiết.
6. Duy trì sức khỏe của xương
Thận chuyển vitamin D thành dạng có hoạt tính cần thiết cho việc hấp thụ Can xi từ thức ăn, sự tăng trưởng của xương và rang,và giữ cho xương chắc chắn và khỏe mạnh. Suy thận làm giảm vitamin D có hoạt tính, dẫn đến giảm sự tang trưởng của xương, làm cho xương trở nên yếu. Sự chậm tăng trưởng ở trẻ em có thể là một trong những dấu hiệu của suy thận.
Lọc máu và tạo nước tiểu diễn ra như thế nào?
Trong quá trình lọc máu, thận giữ lại những chất cần thiết chocơ thể, loại bỏ một cách chọn lọc dịch thừa, điện giải và các chất thải.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình tạo ra nước tiểu phức tạp và tuyệt vời này.
- Bạn có biết rằng mỗi phút, có 1200ml máu đến thận để được lọc sạch, lượng máu này chiếm 20% tổng lượng máu được tim bơm ra. Mỗi ngày, có 1700 lít máu được lọc sạch!
- Quá trình lọc máu diễn ra ở những đơn vị lọc rất nhỏ gọi là nephron.
- Mỗi thận có khoảng 1 triệu nephron và mỗi nephron có tiểu cầu thận và các ống thận.
- Tiểu cầu thận là một màng lọc cónhiều lỗ lọc rất nhỏ với đặc điểm là lọc một cách chọn lọc. Nước và những chất có kích thước nhỏ dễ dàng được lọc qua. Những thành phần có kích thuước lớn như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, protein,… không thể đi qua lỗ lọc của tiểu cầu thận. Cho nên, những tế bào kể trên không thể được thấy trong nước tiểu của người khoẻ mạnh.
Chức năng chính của thận là loại bỏ những chất thải độc hại và loại bỏ nước thừa thông qua nước tiểu
- Bước đầu tiên trong quá trình tạo nước tiểu diễn ra ở tiểu cầu thận, nơi 125ml nước tiểu được lọcmỗi phút. Điều ngạc nhiên là trong 24 giờ, có 180 lít nước tiểu được tạo ra. Nước tiều này không chỉ chứa các chất thải, điện giải, các chất độc mà còn chứa glucose và nhiều thành phần có lợi khác.
- Mỗi thận sẽ thực hiện quá trình tái hấp thu.Trong số 180 lít nước tiểu đi vào ống thận, có 99% sẽ được tái hấp thu chọn lọc và chỉ 1% còn lại sẽ được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
- Nhờ quá trình chính xác và thông minh này, tất cả những chất thiết yếu và 178 lít dịch được tái hập thu tại ống thận, trong khi 1-2 lít dịch còn lại, các chất thải và các chất độc hại khác sẽ được bài xuất ra ngoài. Nước tiểu được tạo ra ở thận sẽ đi qua niệu quản xuống bàng quang và cuối cùng được đào thải ra ngoài qua niệu đạo.
Thể tích nước tiểu ở người bình thườngcó thể dao động không?
- Có.Lượng nướcđưa vào cơ thể và nhiệt độ môi trường là những yếu tố chính quyết định lượng nước tiểu tạo ra ở người khoẻ mạnh.
- Khi lượng nước đưa vào cơ thể ít, nước tiểu có xu hướng cô đặc và thể tích giảm đi (khoảng 500ml). Ngược lại, khi nước đưa vào cơ thể nhiều thì lượng nước tiểu sẽ nhiều lên.
- Vào những tháng mùa hè, nhiệt độ môi trường cao, mồ hôi ra nhiều, lượng nước tiểu ít đi. Vào những tháng mùa đông, nhiệt độ thấp, mồ hôi ra ít, lượng nước tiểu nhiều lên.
- Ở một người có lượng nước đưa vào cơ thể bình thường, nếu thể tích nước tiểu ít hơn 500ml hoặc nhiều hơn 3000 ml, điều đó gợi ý cần chú ý tới chức năng thận và phải thăm khám thêm. .
Lượng nước tiểu quá ít hoặc quá nhiều có thể là 1 dấu hiệu cảnh báo cần chú ý đến thận và cần được thăm khám.