Thận của chúng ta giữ nhiều chức năng để duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Thận lọc những chất thải và bài tiết vào nước tiểu. Thận còn điều chỉnh lượng nước và điện giải như Natri, Kali và Canxi trong cơ thể. Thận cũng giúp bài tiết lượng acid hoặc bazơ dư thừa, duy trì thăng bằng acid-bazơ. Suy giảm khả năng thực hiện các chức năng trên của thận được gọi là suy thận.
Chẩn đoàn suy thận như thế nào?
Khi cả 2 thận đều suy, những chất thải tích lũy trong máu, các chất được phát hiện dễ nhất bằng xét nghiệm là Creatinin và Urê. Có thể dễ dàng truy cập trực tuyến hay trong các ứng dụng để biết công thức ước lượng chức năng thận hay mức lọc cầu thận sử dụng Creatinin huyết thanh. Quan trọng là, chỉ cần một sự tăng nhẹ Creatinin huyết thanh là đã phản ánh sự suy giảm đáng kể chức năng thận. Chỉ số creatinine là 1,6 mg/dl cũng có thể chỉ điểm rằng khoảng 50% chức năng thận đã bị mất.
Chỉ suy một thận thì có thể dẫn đến suy thận không?
Không. Khi chỉ có một trong hai thận bị suy hay bị cắt bỏ, chức năng thận nói chung có thể không bị ảnh hưởng đáng kể. Thận còn lại có khả năng bù trừ và đảm nhiệm phần công việc của cả 2 thận.
Hai loại suy thận chủ yếu
Suy thận có thể là cấp hoặc mạn.
Suy thận có nghĩa là mất chức năng của cả 2 thận
Suy thận cấp
Những tác động cấp tính tới thận có thể gây giảm hoặc mất chức năng thận trong một thời gian (từ một vài giờ đến vài ngày ). Sự suy giảm chức năng này trước đây được gọi là suy thận cấp nhưng gần đây được đổi thành Tổn thương thận cấp.
Dạng suy thận này thường là tạm thời. Nếu được điều trị đúng, chức năng thận có thể trở về bình thường ở hầu hết bệnh nhân.
Suy thận mạn
Quá trính mất chức năng thận từ từ tiến triển và không hồi phục kéo dài qua vài tháng đến vài năm được gọi là Bệnh thận mạn, (trước đây được biết là Suy thận mạn). Sự suy giảm chức năng thận có thể đến giai đoạn khi thận dừng hoạt động gần như hoàn toàn, Giai đoạn muộn và nguy hiểm đến tính mạng này được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối.
Khi suy thận được chẩn đoán, khoảng 50% chức năng thận đã bị mất