6: Những quan niệm sai lầm và sự thật về bệnh thận

Sai lầm: Mọi bệnh thận đều không thể chữa được.

Sự thật: Không, không phải mọi bệnh thận đều không chữa được. Khi được chẩn đoán sớm và điều trị sớm nhiều bệnh thận có thể được chữa khỏi. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh.

Sai lầm: Suy thận có thể xảy ra nếu một quả thận bị suy.

Sự thật: Không, suy thận xảy ra chỉ khi cả hai thận bị suy. Trong hầu hết các trường hợp, người bị bệnh không biểu hiện bất cứ vấn đề gì nếu chỉ một thận bị suy hoàn toàn, khi đó, giá trị của urê và creatinine máu có thể vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, khi cả hai thận bị suy, chất thải tích lũy lại trong cơ thể; tăng urê và creatinine máu là dấu hiệu chỉ điểm suy thận.

Sai lầm: Trong bệnh thận, phù gợi ý có suy thận.

Sự thật: Không. Ở một số bệnh thận, mặc dù có phù nhưng chức năng thận có thể vẫn bình thường (ví dụ hội chứng thận hư). Cần hiểu rằng phù chỉ đơn giản là một biểu hiện của sự thay đổi lượng dịch trong cơ thể, và một trong những nguyên nhân phổ biến của phù là bệnh thận.

Sai lầm: Phù xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân suy thận.

Sự thật: Không. Phù xuất hiện ở đa số bệnh nhân bị suy thận nhưng không phải ở tất cả. Một số ít bệnh nhân không bị phù ngay cả khi bị suy thận giai đoạn cuối. Vì vậy, không bị phù không thể loại trừ được suy thận.

Sai lầm: Tất cả bệnh nhân mắc bệnh thận cần uống nhiều nước.

Sự thật: Không. Giảm số lượng nước tiểu là một đặc điểm quan trọng của nhiều bệnh thận. Vì vậy, hạn chế nước là cần thiết để duy trì cân bằng nước cho những

bệnh nhân này. Tuy nhiên, bệnh nhân bị sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có chức năng thận bình thường nên uống nhiều nước nếu không có tắc nghẽn.

Sai lầm: Tôi ổn, vì vậy tôi không nghĩ mình có bệnh thận.

Sự thật: Hầu hết các bệnh nhân đều không có triệu chứng ở giai đoạn sớm của bệnh thận mạn. Chỉ số xét nghiệm bất thường là gợi ý duy nhất về bệnh lý ở giai đoạn này (ví dụ microalbumin niệu).

Sai lầm: Tôi thấy khoẻ, vì vậy tôi không cần tiếp tục điều trị bệnh thận của mình.

Sự thật: Nhiều bệnh nhân bị bệnh thận mạn cảm thấy rất khỏe khi được điều trị phù hợp, do vậy họ có thể ngừng thuốc được kê và không theo đúng chế độ ăn được hướng dẫn. Ngừng điều trị bệnh thận mạn có thể trở thành nguy hiểm, vì nó làm bệnh xấu đi nhanh chóng dẫn đến nhu cầu lọc máu/ghép thận sớm hơn.

Sai lầm: Mức creatinine huyết thanh của tôi cao hơn bình thường một chút. Nhưng tôi hoàn toàn khỏe mạnh và không có gì phải lo lắng.

Sự thật: Ngay cả sự tăng creatinine huyết thanh nhẹ cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn chức năng thận và cần được chú ý hơn nữa. Nhiều bệnh thận có thể làm thương tổn thận, do đó cần đến khám bác sỹ chuyên khoa Nội Thậnngay lập tức.

Trong phần tiếp theo, chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu tầm quan trọng của việc tăng creatinine huyết thanh (thậm chí một chút) vì nó liên quan đến các giai đoạn bệnh thận mạn khác nhau.

Giai đoạn sớm của bệnh thận mạn thường không có triệu chứng, và tăng creatinine huyết thanh có thể là gợi ý duy nhất của bệnh thận tiềm ẩn. Nồng độ creatinine huyết thanh là 1,6 mg/dl có nghĩa là, trên 50% chức năng thận đã mất, điều này là có ý nghĩa. Việc phát hiện sớm bệnh thận mạn và bắt đầu điều trị phù hợp ở giai đoạn này là hiệu quả nhất. Nếu được bác sỹ chuyên khoa Nội Thận chăm sóc từ giai đoạn bệnh này thì chức năng thận sẽ được bảo tồn trong một thời gian dài hơn.

Vào thời điểm nồng độ creatinine huyết thanh tăng lên đến 5,0 mg/dl, 80% chức năng thận đã bị mất. Giá trị này cho thấy chức năng thận suy giảm nghiêm trọng. Liệu pháp điều trị thích hợp ở giai đoạn này có lợi cho việc duy trì chức năng thận còn lại. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là đây là giai đoạn muộn của CKD và cơ hội để có kết quả điều trị tốt nhất đã bị mất.

Khi nồng độ creatinine huyết thanh là 10,0 mg/dl, có nghĩa là 90% chức năng thận đã bị mất và chỉ báo bệnh thận giai đoạn cuối. Ở giai đoạn bệnh này, cơ hội để điều trị bệnh bằng thuốc không còn nữa. Hầu hết bệnh nhân cần một biện

pháp điều trị thay thế thận nào đó, như lọc máu (hoặc ghép thận) ở giai đoạn này.

Sai lầm: Lọc máu khi bệnh nhân bị suy thận sẽ trở thành nhu cầu vĩnh viễn về sau.

Sự thật: Không. Có nhiều yếu tố quyết định lọc máu là vĩnh viễn hay tạm thời.

Suy thận cấp hoặc tổn thương thận cấp là tạm thời và là một loại suy thận có thể hồi phục. Một số ít bệnh nhân bị tổn thương thận cấp có thể chỉ cần lọc máu hỗ trợ trong một khoảng thời gian ngắn. Với điều trị phù hợp và một vài lần lọc máu, thận thường hồi phục hoàn toàn ở bệnh nhân tổn thương thận cấp. Trì hoãn việc lọc máu do sợ phải lọc máu vĩnh viễn có thể trở thành nguy hiểm cho tính mạng.

Bệnh thận mạn là một loại bệnh tiến triển và không hồi phục. Giai đoạn cuối của bệnh thận mạn đòi hỏi phải lọc máu chu kỳ suốt đời hoặc ghép thận.

Sai lầm: Lọc máu chữa được suy thận.

Sự thật: Không, lọc máu không chữa được suy thận. Lọc máu còn được gọi là liệu pháp “thay thế” thận. Đó là phương pháp điều trị hiệu quả và duy trì cuộc sống

cho bệnh nhân suy thận, loại bỏ các chất thải, dịch thừa và sửa chữa các rối loạn điện giải cũng như các rối loạn kiềm toan. Việc tích lũy những chất này trong cơ thể có thể gây tử vong. Lọc máu đảm nhiệm chức năng mà thận không còn khả năng thực hiện nữa. Lọc máu giúp kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân suy thận nặng.

Sai lầm: Không thể hiến thận cho người khác giới.

Sự thật: Cả nam và nữ giới đều có thể hiến thận cho người khác giới vì cấu trúc và chức năng của thận giống nhau ở cả hai giới.

Sai lầm: Hiện huyết áp của tôi bình thường, tôi không cần phải dùng thuốc hạ áp nữa. Tôi cảm thấy khỏe hơn khi không dùng thuốc hạ áp, vậy thì tại sao tôi lại phải uống thuốc?

Sự thật: Nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp ngừng dùng thuốc sau khi huyết áp được kiểm soát, vì họ không có bất kỳ triệu chứng nào và/hoặc cảm thấy rằng họ khỏe hơn khi không dùng thuốc hạ áp. Tuy nhiên, tăng huyết áp không kiểm soát được là một kẻ giết người thầm lặng mà về lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như cơn đau tim, suy thận và đột qụy. Để bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể, cần tiếp tục dùng thuốc theo đơn thường xuyên và kiểm soát huyết áp ngay cả khi không có triệu chứng.

Sai lầm: Chỉ nam giới mới có thận nằm trong bìu ở giữa 2 chân.

Sự thật: Ở cả nam giới và nữ giới, thận nằm ở phần trên và phần sau của bụng với kích thước, hình dạng và chức năng tương tự nhau. Ở nam giới cơ quan sinh sản quan trọng là tinh hoàn mới nằm trong bìu ở giữa 2 chân.